Vùng đất An Giang linh thiêng nổi tiếng với nhiều ngôi chùa mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, gắn với những câu chuyện huyền bí, trong số đó phải kể đến chùa Hang Châu Đốc.
Chùa Hang Châu Đốc – Chốn tâm linh nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ
Tọa lạc trên sườn núi Sam, thuộc địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang Châu Đốc là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ.
Chùa Hang được hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850 do bà Lê Thị Thơ (còn được gọi là bà Thợ), pháp danh Diệu Thiện sáng lập. Vì cảm mến ân đức của Ni sư Diệu Thiện, ông Phạm Thông hay tên thật là Nguyễn Ngọc Cang cùng người Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa vào năm 1885. Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện tiến hành cho trùng tu, nâng cấp chùa lần thứ hai. Từ đó đến nay, chùa đã nhiều lần được tu bổ, sửa chữa.
Chùa Hang gây ấn tượng với khung cảnh mát mẻ, nằm giữa không gian trong lành được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm. Để tham quan và hành hương lễ Phật tại chùa, du khách phải đi theo những bậc thang xây bằng khối đá, dốc khá cao, hơi đứng nhưng rất dễ đi. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi, rồi đứng lại, hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng rộng lớn, bao la bát ngát giúp du khách như quên đi bước chân mệt mỏi mà tiếp tục hành trình.
Đến đây du khách sẽ ấn tượng trước những hàng mái ngói đỏ tươi, bắt mắt hài hòa cùng với màu gỗ chủ đạo của chùa tạo nên một không gian vô cùng ấm cúng. Những nét chạm trổ trên từng gốc cột trong chùa được làm một cách tỉ mỉ và mang được vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng cho ngôi chùa.
Trong khuôn viên chùa có điện thờ Phật Di Lặc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và bốn vị thần Hộ Pháp trông xuống chân núi. Từ sân chùa Phước Điền, du khách bốn phương có thể phóng tầm mắt ra dãy núi cao ở xa xa hay cánh đồng bát ngát dưới chân núi.
Các bậc thang dẫn từ chân núi lên chùa Hang. Ảnh: petrotimes.vn.
Ngoài chính điện, các ngóc ngách của hang sâu, vách đá ở chùa Hang cũng được đặt tượng Phật để thờ. Hai bên lối đi có tượng rắn – linh vật trong truyền thuyết của chùa Hang Châu Đốc. Chính điện được trang hoàng trang nghiêm với nhiều bức hoành phi và các đầu hồi chạm khắc tinh xảo.
Hai bức tượng rắn lớn Thanh Xà và Bạch Xà gắn liền với truyền thuyết. Ảnh: Vietnamoi.
Pho tượng Phật được an trí trong lòng núi. Ảnh: truyenhinhdulich.
Đến đây, bạn sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành mát mẻ cùng với đó là sự yên bình, tâm tịnh trong chính lòng mình. Nhiều người đến đây để cầu bình an, may mắn và tài lộc về cho gia đình, người thân.
Mùa hạ năm 1829, Thoại Ngọc Hầu qua đời tại Châu Đốc. Di hài ông được đưa về chôn cất bên cạnh phần mộ hai người vợ dưới chân núi Sam. Từ đây, Thoại Ngọc Hầu – một danh thần có công khai phá đất đai trở thành vị thần bảo hộ cho dân chúng nơi miền đất mới.
Năm 1924, một người Sài Gòn là Cao Văn Đức từ Hà Tiên về ngang núi Sam có ghé thăm phần mộ Thoại Ngọc Hầu, bấy giờ gọi là “lăng quan Bảo hộ” hoặc “lăng quan Tiền nhậm”. Cao Văn Đức có dịp trao đổi với một cụ già 77 tuổi, từ Gò Công dời lên Châu Đốc đã 30 năm. Câu chuyện được đăng hai kỳ trên báo Lục tỉnh tân văn. Nhờ đó ta biết được sự linh ứng của Thoại Ngọc Hầu trong lòng dân chúng thời đó.
Theo lời của cụ già: “Ba mươi năm trước ai tới lăng ngài, thề dối ra không khỏi lăng; từ 25 năm trở lợi đây ngài đặng tiên tịch rồi, cũng giảm sự hiển hích đó”. Bấy giờ, hoạt động chủ yếu là cầu cơ thỉnh thuốc. Thoại Ngọc Hầu tỏ ra là một vị thần công bằng, ưu tiên bảo trợ cho người nghèo khó. Cụ già cho biết: “Trong các nơi nào có cầu tiên thỉnh thuốc thì ở tại nơi nhà mình viết hịch, hương đăng cầu vái đốt hịch, đến bữa cầu, mình vào đàng, ngài vô cơ, tỏ lời trong hịch mình cầu ngài đó. Trên nầy có một hai lần. Tỷ như, thầy lo sắm lễ cầu thỉnh thuốc, tôi cũng muốn xin, nghiệt tôi không tiền hùn với thầy, bổn phận tôi hèn không dám léo gần, tôi ra trước cửa nhà nhang đèn vái lạy ngài, than riêng bổn phận nghèo, không biết làm sao xin ngài toa thuốc. Chừng ngài về ngài ra toa, ngài cho tôi trước, giao cho chư nho đem lại nhà cho tôi, sau mới cho thầy, thầy không tin lời của tôi đây, thầy hỏi hội tề làng Vĩnh Tế coi thì biết. Đừng hỏi một người”.
Tuy nhiên, Thoại Ngọc Hầu cũng nghiêm khắc với những ai khinh lờn mình. Cụ già kể: “Cách 5 năm rồi [tức năm 1919] làng cầu tiên thỉnh thuốc, đêm đó ngài vô cơ; chư nho phần thức khuya phần mệt, chư nho bị lạy nhiều lần có ý mỏi gối, quên lạy nghinh ngài, ngài trách hương chức vô lễ, ngài không xưng tên; các chư nho hỏi pháp sư đàng tên Hương bộ Huynh: Vị nào lên mạnh quá vậy? Bộ Huynh ra hết miếng năn nỉ hết lời ngài không kể. Huynh viết trong tay của Huynh bốn chữ: Hoặc tà hoặc thần, giấu ngài, đưa xuống cho chư nho coi; ngài trách Huynh sao dám luận ngài tà thần, ngài cắt trên đầu Huynh một cây cơ, văng khăn đen, nhào ra ngoài. Chừng ngài ra cơ, kế Lý tiên ông về hỏi thăm; Lý ông nói: Đại tiên Ngọc Hầu trách chư nho vô lễ; phạt Huynh khi ngài tà thần. Lý tiên cho Huynh một bài thi không hiểu là gì; năm sau Huynh thắt cổ chết, trong nhà vợ soạn bài ra xúm coi, mới biết là tiên thần đả, thì bất đắc kỳ tử”.
Lúc đó vẫn chưa xây đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Từ năm 1857 đời Tự Đức, hương ước làng Vĩnh Tế Sơn đã có lệ cúng Thoại Ngọc Hầu hằng năm. Việc quý tế diễn ra ngay tại khu lăng. Lúc Cao Văn Đức đến núi Sam, làng Vĩnh Tế đã tính đến việc dựng đền thờ, nhưng vì làng nghèo nên chưa dựng được. Năm 1928, Đốc phủ Trương Tấn Vị, ông phủ Vương Quang Trực và những người hảo tâm trong tỉnh cùng chung tay dựng một đền thờ phía sau lăng, làm nơi thờ phụng Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân, có bài vị phối thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Tả quân Lê Văn Duyệt và Phan Thanh Giản.
Sắc phong đình Vĩnh Trường
TƯ LIỆU TRẦN HOÀNG VŨ
Vị tôn thần của vùng biên viễn
Ngoài các nơi thờ tự đã biết như đình Thoại Sơn, đền thờ ở núi Sam, Thoại Ngọc Hầu còn được thờ chính hoặc phối thờ ở nhiều đình khác dọc vùng biên giới. Tại xã Phước Hưng, H.An Phú (An Giang) có đình Phước Hưng thờ Thoại Ngọc Hầu. Bài vị đề Khâm sai Thống chế, Bảo hộ Cao Miên quốc, Án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản Hà Tiên trấn đương vụ biên thùy khai chi thần, lập năm Kỷ Tỵ, Quang Tự thứ 31 (1905). Ở xã Vĩnh Trường, H.An Phú cũng có đình Vĩnh Trường, ở H.Châu Thành (An Giang) có đình Cần Đăng thờ Thoại Ngọc Hầu. Ở ngã ba Thông Bình, H.Tân Hồng (Đồng Tháp) cũng có đình thần Thông Bình thờ Thoại Ngọc Hầu. Đặc biệt ở đình Vĩnh Trường còn có sắc phong năm Bảo Đại thứ 11 (1936), sắc phong cho Khâm sai Thống chế, Án thủ Châu Đốc đồn, Bảo hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm quản Hà Tiên trấn Nguyễn Ngọc Thoại tôn thần là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù tôn thần. Sắc phong này tuy muộn hơn sắc phong của làng Vĩnh Tế, nhưng lại sớm hơn nhiều so với sắc phong ở đình Thoại Sơn.
Thoại Ngọc Hầu còn được tòng tự trong nhiều đình thờ khác, như đình Châu Phú, đình Vĩnh Nguơn (TP.Châu Đốc, An Giang), đình Đa Phước, đình Vĩnh Thành (H.An Phú). Các đình này đều có bài vị Thoại Ngọc Hầu gộp chung với một số nhân thần khác. Đình Mỹ Đức (H.Châu Phú, An Giang) tuy không có bài vị, nhưng trong văn tế Chạp miếu có nhắc đến Thoại Ngọc Hầu.
Danh thần Thoại Ngọc Hầu (tên thật Nguyễn Văn Thoại), người mà tên tuổi đã gắn liền với cư dân vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là trên vùng đất Thoại Sơn. Bởi, ông là người đã “thay trời mở đất mênh mông”. Công đào kênh Thoại Hà và lập làng, dựng bia Thoại Sơn của danh thần Thoại Ngọc Hầu trải qua 200 năm vẫn còn nguyên giá trị.
Thuở xưa, vùng đất Thoại Sơn vẫn còn là nơi hoang địa, rừng thiên nước độc, hang ổ của muôn thú. Sinh mệnh của con người luôn bị đe dọa bởi sự khắc nghiệt của môi trường sơn lâm chướng khí, hiểm họa đói nghèo bệnh tật, thú dữ và sự cướp bóc của bọn thảo khấu.
Và rồi, sự xuất hiện của vị danh tướng lẫy lừng Nguyễn Văn Thoại đã làm đổi thay tất cả, mở ra trang sử mới cho vùng đất nơi đây. Do giao thông, thương mại gặp nhiều khó khăn, việc trao đổi hàng hóa thời bấy giờ đều phải đi vòng đường biển, rất bất tiện, cần phải khơi nguồn, tháo bớt 1 phần nước lũ của sông Hậu ra biển Rạch Giá nên mùa xuân năm Mậu Dần 1818, được sự chuẩn tấu của vua, Nguyễn Văn Thoại đã chiêu tập dân binh, phát lệnh đào kênh: “Hôm nay, tại chân núi Sập bên bờ kênh Lạc Dục, trong tiết trời đầu xuân, lão thần vâng chỉ triều đình tuyên cáo, khởi đào nối kênh Đông Xuyên ra bờ biển phía Tây, tạo đường giao thông thuận tiện, hầu trị yên biên cương giữ vững bờ cõi…”. Vậy là, “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/Mưa nắng càng bền dạ sắt son”, hơn 1.500 nhân binh luân phiên đào kênh dưới sự chỉ huy của danh tướng lẫy lừng Thoại Ngọc Hầu.
Qua 1 tháng đào đắp, với việc phát hoang cỏ rậm, nạo vét cát, bùn, mở rộng rạch cùng Lạc Dục (từ Ba Bần vào Núi Sập), từ đó đào thẳng hướng Núi Sập – Kiên Giang mà hình thành kênh mới. Con kênh rộng 20 tầm (51,2m), dài 12.410 tầm (31,744km), nghiễm nhiên trở thành 1 con sông to, ghe thuyền tấp nập. Vị tướng của dân được triều đình khen ngợi và ban dụ cho lấy tên tước Thoại Ngọc Hầu đặt tên con kênh là Thoại Hà và Núi Sập thành Thoại Sơn. Năm 1822, Thoại Ngọc Hầu đã long trọng mở hội dựng bia và chính thức lập làng Thoại Sơn. Vậy là, địa danh Thoại Sơn ra đời đến nay vừa tròn 196 năm.
Hậu thế lưu truyền, đời đời nhớ ơn!
Thoại Sơn hôm nay có nhiều thay đổi, từ thị tứ đến làng quê sum vầy, cuộc sống ấm no, tất cả nhờ công đức của các bậc tiền nhân, trong đó có công rất lớn của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Để tưởng nhớ công ơn ấy, hàng năm, vào ngày mùng 10-3 (âm lịch), tại đền thờ Thoại Ngọc Hầu, chính quyền địa phương tổ chức lễ hội rất lớn. Đây được xem là ngày lễ trọng đại nhất của người dân Thoại Sơn, là dịp để lãnh đạo địa phương báo công những thành quả đã đạt được trong quá trình lao động sản xuất trên mảnh đất gắn liền với bước chân khai hoang, mở cỏi của Thoại Ngọc Hầu.
Cùng ngày với Lễ hội Kỳ yên đình thần Thoại Ngọc Hầu, Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn đã thu hút hàng ngàn người về đây để tỏ lòng tri ân đối với vị thần có công trên vùng đất này. Từ năm 2002, huyện Thoại Sơn đã tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống nhằm phục vụ cho bà con Nhân dân, không chỉ trong huyện mà còn ở khắp các nơi, đặc biệt là ở quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng, Quảng Nam), nơi đã sinh ra người con ưu tú Thoại Ngọc Hầu.
Năm 2018 là năm thứ 17 huyện Thoại Sơn tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống và kỷ niệm 17 năm kết nghĩa giữa huyện Thoại Sơn và quận Sơn Trà nhằm thắt chặt mối quan hệ gắn bó, tình cảm giữa 2 địa phương. Chương trình sân khấu hóa tái hiện hình ảnh danh thần Thoại Ngọc Hầu nam tiến khai hoang mở cõi, đào kênh, dựng bia lập làng.
“Có thể ngày Tết bận bịu việc làm ăn mưu sinh, nhiều người đành lỡ hẹn không về nhưng đến ngày khai hội Kỳ yên đình thần Thoại Ngọc Hầu gần như ai cũng sắp xếp về tham dự. Bởi, với những người con đất Thoại Sơn, đây được xem là ngày lễ quan trọng nhất. Họ đến không chỉ để bái lại mà còn xin lộc thần, hy vọng thần sẽ phù hộ chuyện gia đạo, làm ăn “thuận buồm xuôi gió”. Khi còn nhỏ, tôi thường theo ông mình vào đình thần Thoại Ngọc Hầu quét dọn. Khi đó, mọi người có chuyện xích mích, cải vã thường dẫn nhau đến đình giải quyết. Khi ấy, chỉ cần thắp xong 1 nén nhang, chuyện dù lớn thế nào cũng hóa nhỏ, từ nhỏ sẽ hóa không. Có lẽ, nhờ tôn kính oai nghiêm thần nên mọi người không muốn ông phải chứng kiến chuyện không hay…”- ông Nguyễn Trung Nhựt (Từ phòng đình thần Thoại Ngọc Hầu, thị trấn Núi Sập) kể lại.
Với tấm lòng trọn đời vì nước, vì dân, trong 52 năm thực thi công vụ, danh thần Thoại Ngọc Hầu đã lập nhiều chiến tích và công trạng. Để xứng đáng với công ơn to lớn ấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thoại Sơn nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương giàu đẹp, xã hội ấm no, kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh, đặc biệt là nỗ lực đạt huyện nông thôn mới. Tất cả sẽ là những bó hoa tươi thắm nhất, xứng đáng nhất dâng lên vị thần kính yêu của vùng đất núi Thoại sông Hà. Để thế hệ sau tự hào khẳng định rằng: “Ở đâu sông nước dọc ngang/ Cò bay thẳng cánh ruộng đồng tốt tươi/ Ở đâu biển bạc cá đầy/ Thoại Sơn ta đó dang tay đón chào”.
Bạn đang tìm kiếm địa điểm du lịch tại An Giang? Xem ngay bài viết này, Cáp treo Núi Sam sẽ giới thiệu và đưa bạn khám phá Lăng Thoại Ngọc Hầu, một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch An Giang.
An Giang không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ đầy mê hoặc mà ở đây còn có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Nổi bật trong số đó là khu du lịch núi Sam với nhiều thắng cảnh nổi danh, đặc biệt là Miếu Bà chúa Xứ núi Sam linh thiêng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi cáo treo lên đỉnh núi Sam để ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế trong tầm mắt.
Đến với cáp treo Núi Sam, bạn sẽ một lần được trải nghiệm cảm giác “cưỡi mây” ngắm thành phố núi Châu Đốc với sông núi hữu tình. Với hệ thống cáp treo được sản xuất theo công nghệ Áo, nhà ga mang phong cách Châu Âu cổ điển cùng với những danh thắng như: Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An tự, Chùa Hang,… chắc chắn sẽ khiến cho chuyến vi vu An Giang của bạn trở nên thú vị hơn!
Nhà ga cáp treo được xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển Châu Âu cùng với quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo theo phong cách Nhật Bản như: Đền Dược Sư, Chùa Một Cột,…
Kiến trúc độc đáo với phong cảnh Châu Âu lối cổ điển, mang đến cho bạn những bức hình “sạng xịn mịn”
Núi Sam được xem như “trung tâm du lịch cấp toàn cầu” với những danh thắng như: Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An tự, chùa Hang,…
Không gian sắc màu với loạt công trình công phu, kiến trúc cầu kỳ, uy nghi
Ngắm hoàng hôn trên cáp treo là một trong những trải nghiệm khó quên tại Núi Sam
Quý khách có nhu cầu truy cập vào trang web: captreonuisam.com hoặc liên hệ Hotline: 0869519678 để đăng ký và được hướng dẫn.
Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không có ở địa phương.
Sự ghi nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, tỉnh An Giang trở thành Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Truyền thuyết kể lại rằng, những năm đầu thế kỷ XIX, quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Khi tới đỉnh núi Sam gặp tượng bà, chúng dùng nhiều cách để khiêng xuống núi mang về xứ nhưng dù có cố gắng thế nào cũng không thực hiện được việc di chuyển. Một hôm, dân làng gặp tượng bà giữa rừng, mọi người hợp nhau khiêng về lập miếu thờ cúng. Nhưng lạ thay, họ không làm sao nhấc nổi bức tượng dù rất đông người khiêng.
Lúc này, có một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và bảo phải có 9 người con gái đồng trinh, tắm rửa sạch sẽ lên khiêng, tượng bà ắt sẽ xuống. Nghe vậy, dân làng làm theo. Kỳ diệu thay, các cô gái đã khiêng tượng bà đi một cách dễ dàng. Khi xuống đến chân núi, tượng bà nặng trịch, không xê dịch được nữa, mọi người cho rằng Bà Chúa Xứ đã chọn nơi đây an ngự, nên lập miếu thờ cúng. Tượng Bà Chúa Xứ ở trên đỉnh núi Sam hiện nay, nơi đó vẫn còn dấu tích đá sa thạch hình vuông, cạnh 1,6m, bề dày gần 0,3m.
Nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret, trong thời gian tiến hành khai quật khu di chỉ Óc Eo – Ba Thê (từ năm 1942 đến 1944) có đến núi Sam nghiên cứu tượng Bà Chúa Xứ và xác định đây là loại tượng thần, được tạo theo dáng người ngồi nghỉ ngơi, vương giả, vật liệu bằng sa thạch, giá trị nghệ thuật cao. Qua giám định bước đầu cho thấy, tượng Bà Chúa Xứ là một tác phẩm nghệ thuật thời Trung cổ còn được giữ đến ngày nay.
Hàng năm, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam – lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ tại TP Châu Đốc diễn ra từ ngày 23 đến 27-4 âm lịch. Lễ hội được thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ, thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm, với cả phần lễ và phần hội đặc sắc…
Quý khách có nhu cầu truy cập vào trang web: captreonuisam.com hoặc liên hệ Hotline: 0869519678 để đăng ký và được hướng dẫn.
Tượng Phật ngọc tọa lạc trên đỉnh Núi Sam (TP. Châu Đốc) được xem là anh em song sinh với Phật ngọc hòa bình thế giới.
Tết Nhâm Dần có dịp về Núi Sam, ngoài việc thăm viếng các danh thắng trong Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, như: Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, Sơn lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, du khách còn có dịp chiêm bái người anh em song sinh với tượng “Phật ngọc hòa bình thế giới” nổi tiếng.
Tọa lạc trong Đền Phật Ngọc trên đỉnh Núi Sam, tượng Phật ngọc không chỉ là điểm nhấn của Khu Du lịch Cáp treo Núi Sam mà còn bổ sung quan trọng vào danh sách điểm đến của vùng địa linh “tiền tam giang, hậu thất sơn”.
Những năm qua, không chỉ có những người sùng bái Phật giáo trên thế giới rất hoan hỉ khi biết được ông bà Ian Green (người Australia) đã bỏ ra 1,5 triệu USD để mua khối ngọc màu xanh nặng 18 tấn ở Canada, được mệnh danh là “niềm kiêu hãnh của địa cực” để chế tác ra tượng Phật ngọc hòa bình thế giới nặng 3,8 tấn. Tuy nhiên, do nhiều lý do, nên nhiều người chưa có dịp chiêm bái báu vật này. Giờ đây mọi người dân Việt Nam, đều có thể dễ dàng chiêm bái người anh em song sinh của nó ngay tại đỉnh Núi Sam, thuộc Khu du lịch cáp treo Núi Sam.
Khối ngọc dùng chế tác tượng Phật ngọc Núi Sam được khai thác tại vùng Đông Bắc Vancouver (Canada), nơi được mệnh danh là khu mỏ ngọc bích của thế giới. Ban đầu khối ngọc có trọng lượng khoảng 10 tấn. Sau khi sở hữu khối ngọc bích, Công ty Cổ phần MGA Việt Nam – đơn vị chủ đầu tư Khi Du lịch Cáp treo Núi Sam vận chuyển sang Thái Lan và được những người thợ điêu khắc hàng đầu từ vùng Chiang Rai thực hiện.
Sau nhiều tháng dùng lưỡi cưa bằng kim cương xẻ khối ngọc bích rồi tiếp tục dùng tay điêu khắc thủ công theo hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bên trong bảo tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ). Khi hoàn thành, tượng Phật Ngọc nguyên khối có chiều cao 2,5m, nặng hơn 3 tấn.
“Khi có ý tưởng cho việc xây dựng khu du lịch tâm linh, tôi đã tìm hiểu khắp nơi để có thể hoàn thành ước nguyện xây dựng một nơi tâm linh để cho tất cả mọi người đến đây có thể tìm thấy và củng cố niềm tin về những giá trị chân thiện mỹ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống” – ông Nguyễn Phi Tiến, chủ đầu tư Cáp treo Núi Sam cho biết.
Với phát nguyện đó, sau khi đưa về Việt Nam hoàn tất các thủ tục kiểm định, ông Tiến đã hiến tặng tượng Phật Ngọc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang. Hiện, tượng Phật Ngọc đặt tại Đền Phật Ngọc tọa lạc trên Núi Sam, cách không xa nơi tương truyền khi xưa Bà Chúa xứ ngự. Đền mở cửa 24/24 để người khắp nơi tìm đến có thể chiêm bái, thỉnh nguyện bình an, cầu phước báu cho mình và người thân… bất cứ lúc nào trong ngày.
Sau khi ngồi cáp treo, vi vu trên hơn 900m đường từ chân núi lên nhà ga trên đỉnh Núi Sam, du khách dễ dàng nhận ra Đền Phật Ngọc nằm vắt mình nơi đắc địa của phần đỉnh núi. Nơi đây bốn mùa gió thoảng, cây xanh, bên dưới là cánh đồng, xa xa là thành phố Châu Đốc tọa lạc trên thế đất địa linh… Vì thế sau khi chiêm bái tượng phật quý, cầu ước nguyện đầu năm, mọi người còn có thêm cơ hội khám phá vẻ đẹp độc đáo của phố núi miền biên viễn…
Quý khách có nhu cầu truy cập vào trang web: captreonuisam.com hoặc liên hệ Hotline: 0869519678 để đăng ký và được hướng dẫn.