chuyen-nguoi-rung-o-nui-cam

Hư thực chuyện “người rừng” ở núi Cấm

Xà niêng là cách gọi người rừng, hay quái vật lông lá đi lại như người, nhưng sống lẩn trốn trong rừng, trong hang hốc như người tiền sử. Xà niêng là cách gọi người rừng, hay quái vật lông lá đi lại như người, nhưng sống lẩn trốn trong rừng, trong hang hốc như người tiền sử.

“Quái vật” bò sát

Ngoài hổ mây, “trăn tinh”, là những quái vật mang tính huyền thoại, nửa thực, nửa hư, còn có con phướn, cũng là loài bò sát khổng lồ ở vùng Thất Sơn.
Theo lời đạo sĩ Ba Lưới (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang), người tu hành trên núi Cấm 80 năm nay, thì con phướn cũng to lớn, mạnh mẽ, đi lại trên đọt cây tạo thành giông bão như hổ mây.
Con phướn chỉ khác hổ mây ở màu sắc hơi thẫm và cái đuôi hơi dẹt. Con phướn tuy to lớn, mạnh mẽ, nhưng lại rất nhát, thường tránh xa con người. Chỉ những đạo sĩ ẩn tu trong rừng, đi lại ngang dọc chốn rừng xanh mới may ra có cơ hội thấy nó.

Xưa kia, con phướn thi thoảng bò ra khỏi rừng bắt trộm trâu, bò của dân. Người dân lùa trâu, bò vào ven rừng thả, nằm ngủ trên hòn đá, lúc tỉnh dậy mấy mất trâu bò là y rằng bị phướn ăn thịt. Từ mấy chục năm nay, không ai thấy con phướn nữa. Nó như mất hút khỏi Thất Sơn

Loài bò sát nữa cũng cực kỳ to lớn, ấy là con rít. Theo đạo sĩ Ba Lưới, con rít có hình dáng tương tự con rết, có nhiều chân, đầu dẹp như cá trê, thân to bằng cái phích, nhưng chỉ dài cỡ một mét.

Con rít thường bắt gà, vịt, chim chóc, cóc, ếch để ăn. Con rít rất độc, nhưng những người đi rừng thường bắt rít để làm thịt. Thịt rít nướng hay luộc có màu trắng, ăn dai và ngọt hơn thịt gà.

Xà niêng hay người rừng?

Trong cuốn sách “Thất Sơn huyền bí” giới thiệu về núi Cấm, có nhắc đến quái vật lông lá, đi bằng hai chân, thoắt ẩn, thoắt hiện trong rừng rậm, mà không ít người đã từng gặp.

Sách mô tả: “Dân gian vùng Thất Sơn thường kể cho nhau nghe nhiều huyền thoại về xà niêng, sống ở nơi rất hẻo lánh và luôn né tránh con người.

Các truyền thuyết đều cho rằng xà niêng vốn là người đi rừng săn thú hoặc ngậm ngãi tìm trầm rồi lạc trong rừng sâu.

Ăn tươi, nuốt sống lâu ngày, trúng độc khí rừng thiêng nên mình mẩy mọc đầy lông lá, cứng lưỡi không nói được tiếng người nữa, rồi dần quên luôn…”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chuyện xà niêng chỉ là huyền thoại, để giải thích những chuyện bí ẩn. Tuy nhiên, có người cho rằng đó là loài đười ươi từng có ở núi Cấm.

Tuy nhiên, đạo sĩ Ba Lưới khẳng định xà niêng là loài có thật.

Ông Ba Lưới cũng không rõ vì sao lại gọi là xà niêng, nhưng từ xa xưa các đạo sĩ tu ẩn trong rừng đã gọi như vậy. Xà niêng là cách gọi người rừng, hay quái vật lông lá đi lại như người, nhưng sống lẩn trốn trong rừng, trong hang hốc như người tiền sử.

Xà niêng thường săn thú rừng để làm thức ăn và món khoái khẩu của nó là thịt sống.

Đem chuyện xà niêng hỏi những cụ già sống quanh Thiên Cấm Sơn, tôi được nghe vô vàn những chuyện kỳ bí, rùng rợn về xà niêng.

Nào là xà niêng hung dữ, răng nhọn lởm chởm, chuyên vồ thú và dùng răng xé thịt để ăn sống. Nào là xà niêng thường dùng lao phóng chết người và uống máu, ăn thịt người…

Tuy nhiên, đạo sĩ Ba Lưới bác bỏ những lời đồn đại đó. Theo ông, xà niêng là loài vật hiền lành, thậm chí rất nhát. Xà niêng thường sống ở nơi hẻo lánh và trốn tránh con người.

Bản thân ông Ba Lưới cũng có vài lần tận thấy xà niêng, nhưng đã cách nay hơn 60 năm. Ông chỉ được thấy xà niêng từ xa, chứ chưa giáp mặt nó.

Theo đạo sĩ Ba Lưới, xà niêng không phải là một giống loài riêng, mà nó vốn là con người. Những con người này bị lạc trong rừng từ bé, được thú rừng nuôi dưỡng lớn lên.

Sống cảnh rừng rú, hang động, ăn tươi nuốt sống lâu ngày, nên mình mẩy mọc đầy lông lá. Con người không nói chuyện, giao tiếp, nên lưỡi cứng lại, ú ớ không nói được tiếng người.

Lần giở lại sách vở viết về đất phương Nam, thấy tác giả Châu Liêm có nhắc đến “quái vật” xà niêng vùng Thất Sơn trong tác phẩm “Biên thùy truyện ký”.

Theo đó, thế kỷ 19, có một nhóm người yêu nước thành lập tổ chức chống Pháp. Họ lấy vùng rừng rậm Thất Sơn làm căn cứ hoạt động.

Nhóm người này cũng có tổ chức, cơ cấu hẳn hoi, như “triều đình cõi trên”, có thánh mẫu, tiên nữ, quân sư, thừa tướng, lính tráng.

Tổ chức được lòng dân chúng, nên ngày càng kêu gọi được nhiều người tham gia. Thế nhưng, thừa tướng Lưu Gia Bảo đã phản phúc, dẫn Tây cùng lính tráng tấn công bất ngờ “Thất Sơn động phủ”.

Trước sức mạnh của hỏa lực, căn cứ tan tác. Thánh mẫu, tiên nữ bị bắt, nhốt vào hang. Một số chạy thoát vào rừng sâu, trốn biệt không ra nữa.

Trong số những người trốn thoát, có thần y Đỗ Toàn Năng. Trong quá trình chạy trốn, ông gặp một đoàn thám hiểm khoa học người Anh.

Nghe ông kể về xà niêng, các nhà khoa học thấy rất thú vị, nên quyết định cùng ông trở lại Thất Sơn để nghiên cứu. Mục đích chuyến đi là tìm kiếm những con vật có gốc gác thời tiền sử để nghiên cứu, chẳng hạn như đười ươi.

Nhóm nhà khoa học Anh quốc được sự giúp sức của thần y Đỗ Toàn Năng, cùng một số nhân vật trong nhóm tổ chức chống Pháp trong vùng Thất Sơn, đã nhanh chóng bắt được một cặp xà niêng. Họ đã đưa cặp xà niêng xuống tàu đưa về nước.

Sau khi các nhà khoa học cùng bác sĩ nghiên cứu, họ đã kết luận rằng, xà niêng chính là con người biến thành. Do những con người này sống trong rừng từ bé, được thú rừng nuôi dưỡng, nên đã biến thành xà niêng. Xà niêng có hành vi vừa giống động vật vừa giống người.

Sau một thời gian được điều trị, chăm sóc tốt bằng Tây y và các phương thuốc bí truyền của thần y Đỗ Toàn Năng, cặp xà niêng này đã dần hồi phục trí nhớ, trở lại là con người, kể lại chuyện quá khứ.

Theo tác giả Châu Liêm, xà niêng hay người rừng chỉ là huyền thoại. Người dân trong vùng đã giải thích những hiện tượng bí ẩn bằng tâm linh pha chút hoang đường vốn có của dân gian. Giải thích của tác giả Châu Liêm về xà niêng cũng giống với nhận định của đạo sĩ Ba Lưới.

Dẫu chuyện xà niêng chỉ là huyền thoại, nhưng đó cũng là câu chuyện đẹp, tôn thêm vẻ linh thiêng cho vùng Thất Sơn huyền bí.

Nguồn tham khảo

(Theo VTC News)
ong-5-cheo

Huyền thoại về nghiệt súc ẩn mình dưới dòng Vàm Nao

Sông Vàm Nao là con sông nổi tiếng với nhiều cái nhất. Nào là có nhiều cá khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhất; có nhiều cá dữ, cá lạ nhất…

“Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”

Sông Vàm Nao chảy qua địa phận các xã Kiến An, Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), xã Tân Trung (huyện Phú Tân), xã Bình Thủy (huyện Châu Phú) của tỉnh An Giang. Sông dài chỉ hơn 7 km, nhưng độ sâu lên đến hơn 17m. Sông Vàm Nao là con sông nổi tiếng với nhiều cái nhất: là con sông duy nhất nối sông Tiền và sông Hậu; ngắn nhất trong hệ thống sông ngòi Việt Nam; có nhiều cá khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhất; có nhiều cá dữ, cá lạ nhất…

Theo cuốn sưu khảo “Tân Châu xưa” của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh biên soạn thì Vàm Nao còn gọi là xoáy Hồi Oa vì nước chảy cuộn xoáy dữ tợn, đến nỗi rắn bơi qua bị xoáy nước cuốn vào vặn đứt đuôi. Nơi đây có loài cá dữ rình rập người bơi qua sông, ghe thuyền bị lật để ăn thịt người. Bởi vậy từ năm 1700, khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh phụng mệnh chúa Nguyễn mở cõi về Nam khi đến đây đã tứ danh Vàm Nao là “Thuận Vàm” với mong muốn tai nạn giảm thiểu. Gần 100 năm sau, Bùi Hữu Nghĩa – một vị quan của triều Nguyễn khi bị lưu đày về vùng Châu Đốc, khi đi ngang qua vùng Thoại Sơn, Vàm Nao đã cảm khái: “Một thuyền cầm hạc một mình ta/ Đường hiểm gian nan khắp trải qua/ Núi Sập, sấm rền vang tiếng muỗi/ Vàm Nao, nước chảy đứt đuôi xà…”.

Sông Vàm Nao còn gắn liền với một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc khi năm 1819, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh Vĩnh Tế phân chia biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 100km ở vùng “Châu Đốc tân cương”. Việc đào kênh giữa chốn đồng không mông quạnh, nhiều sơn lam chướng khí, nên việc ăn uống, thuốc men chữa bệnh thảy đều thiếu thốn thời điểm đó đã khiến gần 7.000 người chết do bệnh tật, kiệt sức; vì thú giữ như sấu, rắn rết… Đặc biệt trong số gần 7000 người chết, có một con số không nhỏ chết do bỏ trốn qua đường sông Vàm Nao bị cá dữ ăn thịt, sóng gió nhấn chìm…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu trong cuốn “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” đã kể chi tiết việc này như sau: “Sông Vàm Nao hồi ấy hẹp nhưng độ sâu đáng sợ. Cá mập tránh sóng to của đại giang, vào trầm mình ở đó vô số. Sưu dân đa số là người của miệt dưới, tức Sa Đét, Long Hồ, Trà Vang… Họ muốn trốn về đường đó, vì đây là đường tắt, rừng bụi nhiều và cách xa đường dịch trạm (tức công lộ), không có đồn ải ngăn chặn. Người ta đợi giữa đêm khuya, họp thành đàn cho đông, mỗi người ôm một cây chuối để làm ống nổi rồi nhảy ào xuống nước một lượt mà lội để cho cá không ăn kịp. Họ tính cao như vậy nhưng khi sang đến bờ bên kia, mười người chỉ còn sống sót được có năm ba người và có khi bị cụt mất tay chân…”.

Sau gần 200 năm, Vàm Nao vẫn là “Vàm Nao nước chảy đứt đuối xà” với những tai ươn liên tục đổ xuống đầu người dân. Lão ngư Ba Song, người dân ngụ ở ấp Vàm Nao (xã Tân Trung, huyện Phú Tân) kể: “Những năm lũ lớn, ghe tàu qua ngã ba sông Vàm Nao hay bị sóng lưỡi búa đánh chìm, cứ cách vài ngày lại nghe văng vẳng tiếng khóc, kêu cứu… Những thợ lặn gan lì nhất cũng sợ đánh đổi mạng nên không dám lặn mò xác tàu, xác ghe nằm vất đáy sông, còn dân bản địa dù thuộc làu nhưng qua lại cũng dè chừng”.

Nghiệt súc “Năm Chèo”

Ông “Năm Chèo” là huyền thoại về một con nghiệt súc – cá sấu 5 chân được người dân vùng Thất Sơn lưu truyền trong dân gian từ hơn 100 năm nay. Nhiều năm trước, chúng tôi may mắn gặp được hậu duệ của người được cho là đã nuôi con nghiệt súc “Năm Chèo” năm xưa. Đó là bà Hồ Thị Cưng, cháu ngoại đời thứ tư của ông Đình Tây (đạo sĩ Bùi Văn Tây, đệ tử thứ ba của Đức Phật Thầy Tây An) ở xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang). Bà Cưng đang trông coi nơi thờ tự ông Đình cũng như năm bảo bối mà Đức Phật Thầy giao cho bắt sấu “Năm Chèo” năm đó.

Theo bà Cưng, chuyện bắt đầu từ một lần ông Đình Tây đi hành thiện tới vùng láng (Láng Linh) thì thấy trong một căn chòi rách nát có một phụ nữ chuyển bụng sắp sinh con nhưng lại ở nhà một mình. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông Đình Tây xông xáo cùng mọi người làm vách che, lợp lại mái dột căn chòi. Việc vừa xong thì chồng người phụ nữ này cũng kịp về tới nhà. Cảm kích sự giúp đỡ của mọi người, anh này khoe với ông Đình Tây hai giỏ cá vừa bắt được để lo cho vợ vượt cạn, rồi móc từ túi bên hông ra một con vật nhỏ. Đó là con sấu rất kỳ lạ, da nó trơn bóng chứ không sần sùi, chót mũi có màu đỏ rực, đặc biệt có thêm bàn chân mọc ra từ chân bình thường (móng đeo). Ông Đình Tây thấy hình dạng con sấu kỳ lạ nên thích thú, anh chồng liền tặng ông con sấu này.

image 6

Ông Đình Tây về trình với Đức Phật Thầy những việc hành thiện và cho ngài xem con sấu lạ. Vừa thấy con cá sấu, Đức Phật Thầy giật mình, sau đó thở dài bảo ông Đình Tây không nên nuôi con cá sấu này, bởi nó là loài nghiệt súc sẽ làm điều hại bá tánh. Nhưng ông Đình Tây thương xót không nỡ, sau đó lui về đình Thới Sơn, lén nuôi sấu nhỏ ở góc hồ sen trước sân đình. Thấy sấu lớn nhanh, ông lấy dây cột chân nó lại. Càng lớn con sấu càng có tính khí hung bạo, ông liền thay bằng sợi dây xích bằng sắt để nó không thoát được.

Thế rồi sau một đêm mưa to, gió lớn, ông Đình Tây giật mình phát hiện con cá sấu bức xích biến mất. Lần theo sợi dây xuống hồ, ông Đình Tây phát hiện một bàn chân sấu bỏ lại cùng với sợi xích. Hóa ra nó cắn bỏ một bàn chân để thoát thân! Ông Đình Tây bẩm báo Đức Phật Thầy. Ngài điềm nhiên như đã tiên đoán được việc xảy ra và trao cho ông Đình Tây năm món bảo bối gồm hai cây lao, một cây mun cổ phụng, một lưỡi câu và một đường dây băng. Đồng thời, ông Đình còn được truyền “khẩu quyết biệt truyền” để thu phục nghiệt súc.

Một thời gian sau, tin dữ bất ngờ lan truyền trong vùng: Có một con sấu mũi đỏ khổng lồ xuất hiện ở khu vực Láng Linh – nơi năm xưa ông Đình Tây được tặng con sấu nhỏ. Nó to như một chiếc ghe lớn, nổi lên tạo những cơn sóng lớn nhấn chìm xuồng ghe của những người xuôi ngược trên sông. Có lúc nó lên bờ bắt heo, gà nuôi trong chuồng của dân, lúc sát hại người, gây biết bao nỗi kinh hoàng. Ông Đình Tây vội vã gặp Đức Phật Thầy xin thu phục con nghiệt thú, nhưng khi ông đến nơi là sấu lặn mất. Cứ thế nhiều lần, hễ ông về thì sấu lại nổi lên quấy phá làm kinh hồn dân làng. Có người thấy sấu nổi lên liền gọi thất thanh tên ông Đình Tây thì sấu tháo chạy.

Một lần, ông Đình Tây quyết tâm ở lại chờ bắt sấu cho bằng được nhưng ngày qua vẫn không thấy sấu xuất hiện. Ông đứng giữa vùng láng kêu lớn: “Hỡi loài ngặc ngư, nếu thiên cơ được định, ngươi nên nằm yên sám hối tu hành, còn nếu số ngươi đã tận thì mau nổi lên theo ta về”. Ông Đình Tây chờ đến ba ngày vẫn không thấy bóng dáng con sấu đâu, nhưng mãi từ đó về sau, không nghe ai kể sấu nổi lên quấy phá dân làng nữa. 58 năm sau (1914) thì ông Đình Tây viên tịch, đến nay đã trải qua 96 lần lễ giỗ. Bà Cưng cho chúng tôi xem năm bảo bối được Đức Phật Thầy giao cho ông Đình Tây năm xưa, được lộng vào khung kiếng, thờ cúng trang nghiêm.

Hơn 100 năm qua nhưng dân gian vẫn truyền nhau những câu chuyện thực hư về ông “Năm Chèo”. Rất nhiều người vẫn cho rằng ông “Năm chèo” đang ẩn mình trên sông Vàm Nao và mọi tai ươn liên quan đến mạng người, tài sản trên khúc sông này thời gian qua đều do ông “Năm Chèo” gây ra.

Nguồn tham khảo

Theo Báo Lao Động (2017)
chua-Hang

Chùa Hang Châu Đốc – Chốn tâm linh nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ

Vùng đất An Giang linh thiêng nổi tiếng với nhiều ngôi chùa mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, gắn với những câu chuyện huyền bí, trong số đó phải kể đến chùa Hang Châu Đốc.

Chùa Hang Châu Đốc – Chốn tâm linh nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ

Tọa lạc trên sườn núi Sam, thuộc địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang Châu Đốc là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ.

Chùa Hang được hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850 do bà Lê Thị Thơ (còn được gọi là bà Thợ), pháp danh Diệu Thiện sáng lập. Vì cảm mến ân đức của Ni sư Diệu Thiện, ông Phạm Thông hay tên thật là Nguyễn Ngọc Cang cùng người Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa vào năm 1885. Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện tiến hành cho trùng tu, nâng cấp chùa lần thứ hai. Từ đó đến nay, chùa đã nhiều lần được tu bổ, sửa chữa.

chua-hang-an-giang2-ivivu

Chùa Hang gây ấn tượng với khung cảnh mát mẻ, nằm giữa không gian trong lành được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm. Để tham quan và hành hương lễ Phật tại chùa, du khách phải đi theo những bậc thang xây bằng khối đá, dốc khá cao, hơi đứng nhưng rất dễ đi. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi, rồi đứng lại, hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng rộng lớn, bao la bát ngát giúp du khách như quên đi bước chân mệt mỏi mà tiếp tục hành trình.

chua Hang 3

Đến đây du khách sẽ ấn tượng trước những hàng mái ngói đỏ tươi, bắt mắt hài hòa cùng với màu gỗ chủ đạo của chùa tạo nên một không gian vô cùng ấm cúng. Những nét chạm trổ trên từng gốc cột trong chùa được làm một cách tỉ mỉ và mang được vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng cho ngôi chùa.

chua Hang 5

Trong khuôn viên chùa có điện thờ Phật Di Lặc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và bốn vị thần Hộ Pháp trông xuống chân núi. Từ sân chùa Phước Điền, du khách bốn phương có thể phóng tầm mắt ra dãy núi cao ở xa xa hay cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

chua Hang 4

Các bậc thang dẫn từ chân núi lên chùa Hang. Ảnh: petrotimes.vn.

Ngoài chính điện, các ngóc ngách của hang sâu, vách đá ở chùa Hang cũng được đặt tượng Phật để thờ. Hai bên lối đi có tượng rắn – linh vật trong truyền thuyết của chùa Hang Châu Đốc. Chính điện được trang hoàng trang nghiêm với nhiều bức hoành phi và các đầu hồi chạm khắc tinh xảo.

chuahang4

Hai bức tượng rắn lớn Thanh Xà và Bạch Xà gắn liền với truyền thuyết. Ảnh: Vietnamoi.

chua Hang 2

Pho tượng Phật được an trí trong lòng núi. Ảnh: truyenhinhdulich.

Đến đây, bạn sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành mát mẻ cùng với đó là sự yên bình, tâm tịnh trong chính lòng mình. Nhiều người đến đây để cầu bình an, may mắn và tài lộc về cho gia đình, người thân.

Nguồn tham khảo

Ivivu – Cẩm nang du lịch

ngu-long-tran-phuc-vung-that-son

Huyền Bí “Năm Ông Thẻ” – “Ngũ Long Trấn Phục” Vùng Thất Sơn

An Giang là vùng đất nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên hữu tình, mà nơi đây còn sở hữu nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí. Điển hình là dãy Thất Sơn hùng vĩ, nơi được các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương xem là “núi báu” – tức non thiêng của trời đất. Để khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của Thất Sơn, dân gian miền Tây Nam Bộ còn truyền tai nhau những huyền tích về 5 ngôi thờ quanh vùng Thất Sơn, tạo thành thế “Ngũ Long Trấn Phục” trên bản đồ gọi là “Năm Ông Thẻ”.

THEO DẤU NGƯỜI XƯA LẦN TÌM DI TÍCH “ÔNG THẺ”

Hiện chưa có tài liệu khả tín nào cho biết chính xác thời gian dựng nên 5 “Ông Thẻ”, nhưng theo một số lời truyền miệng cho rằng 5 “Ông Thẻ” xuất hiện từ năm Tân Hợi (1851). Nguyên lúc Đức Phật Thầy Tây An về an trú tại Tây An Cổ Tự núi Sam, một hôm có dạy Đức Cố Quản Trần Văn Thành làm 5 cây Thẻ cắm ở 5 vị trí quanh vùng Thất Sơn. Cây Thẻ được làm bằng gỗ lào táo – một loại danh mộc từ núi rừng Thất Sơn. Tương truyền, cây Thẻ có đường kính từ 30-35 phân, chiều cao khoảng 1 thước 5 tấc; trên đầu có chạm hình hoa sen búp và khắc bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương” bằng chữ Nho. Do lòng tôn kính các di tích của Đức Phật Thầy nên sau này các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương thường gọi 5 cây Thẻ là 5 “Ông Thẻ” hay “Quan Thẻ”.

Chúng tôi có tìm được một ghi chép trong quyển “Tri Lai Bửu Tích”, tục gọi “Giảng Nhà Láng” của ông Trần Văn Nhu (con cả người cắm Thẻ) viết năm 1909, hiện được xem là tài liệu xưa nhất viết về việc cắm Thẻ của Đức Cố Quản như sau:

“Thầy bèn kêu Đức Cố dặn rành:
Sau chú phải cắm ranh bốn Thẻ.
Ta dặn chú làm cho đủ lẽ,
Ai gian tà có thẻ đón ngăn.
Người hiền lương, kẻ dữ có ngằn,
Âm binh sẽ đón ngăn lừa lọc.
Làm Thẻ ấy, làm bằng “cỗ mộc”,
Khi cặm rồi, chú đọc tâm kinh.
Thì tự nhiên Thần Thánh ngó nhìn,
Và sẽ có âm binh trấn giữ.
Thừa thiên mạng nên ta tiến cử,
Cử sau này chú giữ đất linh.
Nay về ngôi ta phải trần tình,
Qua hậu vận Láng Linh đô thị”.

Vị trí cắm 5 cây Thẻ ban sơ chỉ là nơi đồng không mông quạnh, hoặc rừng tràm u tịch, hoặc hang đá cheo leo… Lần hồi đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ thứ XX mới bắt đầu có việc dựng nên dinh, miếu để thờ phượng. Trong khoảng thời gian chưa có người gìn giữ, thêm nữa là cuộc thương hải tang điền và những cuộc loạn lạc, chinh chiến gây ra nên trong số 5 cây Thẻ không còn tồn tại nguyên vẹn. Có vị trí Thẻ đã vùi sâu vào lòng đất, nơi còn lưu giữ hiện vật cũng chỉ là một phần gỗ mục còn lại mà thôi. Nguyên thủy, 5 cây Thẻ chưa có việc đánh số thứ tự, và việc đặt tên cũng là một điều còn nghi vấn, (chúng tôi xin trình bày vào đoạn sau của bài viết). Hiện tại, lần theo di tích có thể kể năm vị trí cắm Thẻ sau đây:

Đông Phương Thanh Đế (thờ tại Dinh Quan Thẻ số 1, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Trước kia, nơi đây thuộc làng Vĩnh Hanh, nay thuộc xã Cần Đăng. Theo lời người giữ dinh, khi nội tổ của ông đến vùng đất này khai hoang mở đất làm ruộng hồi đầu thế kỷ XX, đã phát hiện có một cây gỗ có lẽ đã có từ rất lâu. Cây gỗ được chôn đứng dưới đất, chỉ nhú phần ngọn có hình búp sen trên mặt đất. Từ trụ gỗ ấy phát sinh nhiều chuyện lạ. Tương truyền, vào những đêm tịch mịch, người trong làng lại nghe tiếng trống thúc quân thì thùng vang lên từ hướng trụ gỗ nhưng đến gần thì tiếng trống im bặt. Trong làng, ai có đau bệnh, tai ương đều đến trước trụ gỗ thành tâm khấn nguyện cầu cho tai qua nạn khỏi. Khoảng năm Ất Dậu (1945), Đức Huỳnh Giáo Chủ có đến Khuyến nông – Thuyết pháp tại xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang). Nhân dịp ấy, ông chủ đất có đến thính pháp và được Đức Thầy cho biết trụ gỗ trong đất ông chính là cây Thẻ do Đức Cố Quản cắm khi xưa. Khi đào bới lên thì quả nhiên trên thân trụ có khắc dòng chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Ông bèn xây một ngôi thờ đơn sơ bằng tre lá để giữ gìn cây Thẻ. Trải qua quá trình tôn tạo, ngày nay cây Thẻ ấy đã được cắm khuất mình dưới lòng đất, bên trên là Bàn Thông Thiên, có “Quần Long Phục Thức” để trấn giữ sự trang nghiêm nơi Thẻ ngự.

Dinh Quan Thẻ số 1 (Cần Đăng - Châu Thành)
Dinh Quan Thẻ số 1 (Cần Đăng – Châu Thành)

Bắc Phương Hắc Đế (thờ tại Dinh Ông Thẻ số 2, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Cây Thẻ số 2 được Đức Cố Quản cắm bên bờ rạch Cây Gáo. Một thời gian sau, khi người dân phát hiện ra, họ đã lấy nón đội cho cây Thẻ. Thấy người dân ngày càng tín ngưỡng Thẻ ấy, hương cả làng Bình Long là ông Trần Văn Mỹ đã cho lập dinh thờ vào khoảng năm 1870. Năm 1930, dinh Ông Thẻ được trùng tu vững chãi hơn nhưng vẫn bằng tre lá. Năm 1956, dinh được xây dựng kiên cố với chánh điện hình bát giác. Năm 2016, dinh Ông Thẻ được trùng tu bề thế và trang nghiêm hơn đến ngày nay. Cây Thẻ tại dinh này hiện là Thẻ còn giữ được nguyên trạng nhất trong 5 cây Thẻ. Giữa chánh điện, cây Thẻ được quấn bằng vải đỏ, đặt trong lồng kính trang trọng cho người dân chiêm bái.

Dinh "Ông Thẻ" số 2 (Vĩnh Thạnh Trung - Châu Phú)
Dinh “Ông Thẻ” số 2 (Vĩnh Thạnh Trung – Châu Phú)

Tây Phương Bạch Đế (thờ tại Bồng Lai Cổ Tự, xã Vĩnh Tế, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang). Cây Thẻ số 3 được cắm tại làng Vĩnh Tế, cập sát mé kinh Vĩnh Tế về hướng Campuchia. Thời gian 10 năm sau khi Đức Cố Quản cắm Thẻ, một người đệ tử khác của Đức Phật Thầy là Ông Đạo Lập, húy Phạm Thái Chung đã đến lập một ngôi chùa nhỏ tại đây, đặt tên là Bồng Lai, tục gọi là chùa “Bà Bài” vì khi xưa có một người đàn bà tên Bài sống tại đây (về sau có người đọc chạy chữ thành “Bài Bài”). Theo lời người dân kể lại, thời gian trước do quá tin tưởng nên có một số người đã đến đây đẽo cây Thẻ này về trị bệnh. Sau một thời gian lưu lạc, nhà chùa mới tìm lại được hai mảnh dài khoảng 3 tấc, ngang 1 tấc 5 phân và dày khoảng 6 phân. Về thân và gốc cây Thẻ còn lại nằm dưới hố sâu sau này cũng được đào lên. Năm 2020, di tích được trùng tu mới và xây dựng thêm Dinh Ông Thẻ số 3 bên hông chánh điện chùa Bồng Lai, hiện phần còn lại của cây Thẻ được quấn vải đỏ và đặt trong một lồng kính cho người dân chiêm bái.

Di tích "Ông Thẻ" tại Bà Bài (Chấu Đốc)
Di tích “Ông Thẻ” tại Bà Bài (Chấu Đốc)

Nam Phương Xích Đế (thờ tại Đền Thờ Quản Cơ Trần Văn Thành, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang). Xưa kia, Thẻ này được cắm trong rừng tràm thuộc Vĩnh Điều, nay thuộc xã Vĩnh Phú. Đây là “Ông Thẻ” được phát hiện và thờ cúng sau cùng trong số 5 “Ông Thẻ”. Trải qua gần 150 năm ẩn trong rừng sâu, đến khoảng năm 1997, có nhóm người chuyên sưu tầm Nam dược từ thiện kể rằng họ được “Chư Thần” báo mộng liên tiếp ba hôm về việc đi tìm vị trí “Ông Thẻ” số 4. Theo đó, họ đi theo điềm mộng vào đến vị trí đền thờ hiện nay nhưng không tìm được dấu tích “Ông Thẻ” mà chỉ phát hiện một gò đất cao cùng những lời truyền về sự linh nghiệm xung quanh gò đất ấy. Cho rằng đó là vị trí cắm Thẻ nên họ đã lập nên một ngôi miếu nhỏ tạm bợ (tương tự như những miếu cô hồn ven đường) để hương khói và xin phép chính quyền địa phương được xây cất một ngôi thờ trang nghiêm tại đây. Tuy nhiên, do thiếu thông tin lịch sử và xuất phát từ những điềm mộng mị nên không thể thuyết phục nhà chức trách. Thời gian ấy, có số người hành nghề đồng bóng thường mượn nơi này để hoạt động nên ngôi miếu nhiều lần bị chính quyền địa phương tháo dỡ. Mỗi khi ngôi miếu bị san bằng thì người dân lại âm thầm xây cất mới, vòng tròn xây rồi dỡ ấy có thể kể trên mươi lần nhưng vẫn không xóa được lòng tín ngưỡng của người dân. Đến năm 2016, sau khi mọi thủ tục pháp lý được hợp pháp hóa, tín đồ trong giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương vui mừng làm lễ khánh thành ngôi thờ mới, khang trang với tên gọi là Đền Thờ Quản Cơ Trần Văn Thành vì tưởng nhớ công ơn người cắm Thẻ. Hiện nay, tại đền thờ còn lưu giữ một thanh gươm và một số đồng tiền cổ, cùng một khúc gỗ hình con trâu đã mục là những hiện vật phát hiện được trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, về dấu vết cây Thẻ vẫn chưa tìm được vị trí chính xác.

Trung Ương Huỳnh Đế (Thiên Cẩm Sơn, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Cây Thẻ số 5 hiện nay không có dấu tích gì về vị trí, chỉ biết được cắm trên núi Cấm, là cây thẻ ở vị trí trung tâm. Hiện nay, có nhiều người cho rằng “Ông Thẻ” số 5 được cắm tại hang Ông Thẻ (gần hang Bác Vật Lang). Khi đến đây, qua chỉ dẫn của nhiều đoàn hành hương khác nhau, chúng tôi phát hiện có hai trụ đá được cho là “Ông Thẻ”, một ở gần bàn thờ trước cửa hang, hai là vị trí nằm khuất trong hang (nếu không có người hướng dẫn sẽ khó phát hiện). Tuy nhiên, có thể đây chỉ là những trụ đá tự nhiên, vì không có căn cứ gì khẳng định đó là cây Thẻ do Đức Cố Quản cắm. Tuy nhiên, xung quanh khu vực cụm hang này còn nhiều điều huyền bí thu hút sự tín ngưỡng của người dân đến chiêm bái rất đông.
Như vậy, nếu đứng từ đỉnh núi Cấm nhìn xuống có thể thấy vị trí 5 cây Thẻ tạo thành thế “Ngũ Long Trấn Phục”, tại núi Cấm đặt một cây và 4 cây dưới đồng bằng. Nếu chỉ tính ở bốn phương thì hiện tại có hai “Ông Thẻ ẩn” và hai “Ông Thẻ hiện”. Dân gian cho rằng, khi 4 “Ông Thẻ” xung quanh đồng hiện ra là đến cuộc đổi dời theo thiên cơ như những lời Sấm mà các vị tiên giác trong giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương đã cho biết trước.

Thiên Cẩm Sơn (Núi Cấm - Tịnh Biên)
Thiên Cẩm Sơn (Núi Cấm – Tịnh Biên)

NHỮNG CÂU CHUYỆN HUYỀN BÍ TỪ DÂN GIAN

Một số người ở miền Tây Nam Bộ do tư tưởng chịu ảnh hưởng từ môn Phong thủy (Geomancy) đã cho rằng con cháu họ Mạc ở Hà Tiên thấy vùng Thất Sơn có nhiều linh khí nên đã cắm bia đá để ếm cho vùng này không có người tài. Vì vậy, Đức Phật Thầy Tây An phải cho nhổ bia lên và cắm 5 “Ông Thẻ” để phá ếm và trấn giữ vùng địa linh. Trong quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm của ông Dật Sĩ và cố giáo sư Nguyễn Văn Hầu có đoạn viết như sau: “…vào khoảng 1849 – 1856 Đức Phật Thầy Tây An đã cho Đức Cố Quản Thành trồng bốn cây Thẻ quanh vùng Thất Sơn. Ý chừng Ngài đã biết rõ sự trấn ếm của họ Mạc nên cắm Thẻ để trấn áp cho ếm mất thiêng đi, hoặc vì sự che chở cho anh linh vượng khí hay long huyệt nước Việt ta mà Ngài có phận sự phải làm!”.

Nhiều người khác còn liên hệ những bia ếm ở Thất Sơn với truyền thuyết Cao Biền cỡi diều giấy bay đi khắp nơi tìm long mạch để trấn ếm nhằm tiêu diệt vượng khí nước Nam. Nguyên do vì tại vùng Thất Sơn hiện còn 2 giai thoại về việc phá “ếm độc” của những vị tiền nhân trong phái Bửu Sơn Kỳ Hương giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX.

Một là chuyện phá cái ếm dưới gốc ba cây da trên Thủy Đài Sơn (núi Nước, Ba Chúc – Tri Tôn) được Đức Bổn Sư Ngô Lợi (người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa) hướng dẫn cho các môn đồ đào lên và phá đi. Cái ếm ấy hiện không còn dấu tích.

Hai là cái ếm do Ông Đạo Lập mang về đặt ở chùa Bồng Lai. Tương truyền, trong một lần trên đường từ núi Tà Lơn (Bokor) về Bà Bài đi qua Ton Hon (nay thuộc đất của Campuchia, đoạn nằm giữa đường từ Giang Thành đến Tà Keo), ông Đạo Lập đã khám phá ra một cây ếm bằng đá được chôn ở đó. Ông đã khai quật lên đục bỏ những chữ bùa rồi dùng xích sắt có yểm phù “trói” chân đế, phần chìm dưới đất của tấm bia để đảo ngược tác dụng. Có nghĩa là vùng đất bị trấn ếm sẽ nảy sinh nhiều nhân tài. Đó là lý do vì sao dù là bia trấn ếm nhưng người dân vẫn hương khói đến nay. Tấm bia đá ấy hiện còn lưu giữ phía sau chùa Bồng Lai, nhân dân lập một miếu nhỏ để thờ gọi là Miễu Ông Đá. Hiện trên tấm bia ấy chỉ còn đọc được vài chữ Hán: “Hoàng Thanh…. Càn Long ngũ thập thất niên, trọng thu cốc đán”. Nghĩa là: “Triều đại nhà Thanh, đời vua Càn Long năm thứ 57, giữa mùa thu đầu vụ mùa”.

Từ những câu chuyện trên, trong dân gian tin tưởng rằng 5 “Ông Thẻ” trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương có công năng loại bỏ những sự trấn ếm của người Hoa đối với vùng đất “tiền Tam Giang – hậu Thất Lĩnh” linh thiêng này và giữ vững linh khí nơi các huyệt “Long đảnh” miền “Thất Sơn – Cửu Long”, hầu phát khai rực rỡ cho nước Việt Nam sau này. Người dân còn truyền tai nhau câu: “Cắm 5 Ông Thẻ, chẳng lẽ thua Tàu” và cho rằng chính Đức Phật Thầy Tây An đã khẳng định như thế.

Quan trọng hơn, do xuất phát từ quan niệm của Bửu Sơn Kỳ Hương cho rằng Thất Sơn là vùng Thánh địa. “Bửu Sơn” tức núi báu là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là Thiên Cẩm Sơn tức núi Cấm. “Kỳ Hương” nghĩa là mùi hương lạ xuất phát từ Thất Sơn sẽ lan tỏa ra khắp năm châu thế giới. Hội Long Hoa sau thời Hạ Nguơn Mạt Pháp sẽ được Đức Phật Di Lặc thành lập ở Thất Sơn để đón nhận những người hiền đức. Ý nghĩa của việc cắm Thẻ là để xác định vùng Thánh địa, đồng thời trấn giữ sự mầu nhiệm thiêng liêng của nơi mà sau này hội Long Hoa sẽ diễn ra ở đó. Sau 3 tiếng sấm nổ long trời lở đất ở Thất Sơn, thì nơi ấy sẽ hiện ra đền đài cung điện bằng bảy báu nguy nga, tráng lệ. Đó là cơ sàng sảy, tuyển chọn người hữu đức để sống đời Thượng Nguơn Thánh Đức và trừng phạt những người hung ác theo luật nhân quả.

Ngôi thờ "Ông Thẻ" số 2 (Vĩnh Thạnh Trung)
Ngôi thờ “Ông Thẻ” số 2 (Vĩnh Thạnh Trung)

VÀI NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI VIẾT

Về tên gọi và số “Ông Thẻ”.

Khi chúng tôi tra cứu lại tài liệu xưa nhất viết về việc cắm Thẻ của Đức Cố Quản là quyển “Tri Lai Bửu Tích”; và quyển “Thất Sơn Mầu Nhiệm” là quyển sách tiêu biểu được nhiều người lấy làm căn cứ khi viết về Thất Sơn. Có một phát hiện quan trọng là trong hai quyển ấy chỉ đề cập đến 4 “Ông Thẻ” mà thôi, như đoạn Giảng ở phần trên đã dẫn. Vả lại, trong hai tài liệu ấy cũng không đề cập đến số thứ tự của các “Ông Thẻ” và danh hiệu như ngày nay. Như vậy, việc người đời nay phân chia thứ tự “Ông Thẻ” theo số từ 1 đến 5 và đặt tôn hiệu là căn cứ vào đâu? Lần theo những tài liệu sưu tầm được, là những quyển Giảng xưa của phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong quyển “Tiền Giảng Đức Phật Thầy Tây An” của Nguyễn Hữu Hiệp và Nguyễn Văn Hầu có một bài Giảng tựa “Năm Ông Mười Sầu”, dài 280 câu lục bát, nội dung hối thúc dân chúng tu hành để tránh oan khiên nghiệp chướng, phần lớn do thiên tai và chiến họa gây nên. Cuối Giảng ấy có những câu niệm như sau: “Nam mô Đông Phương Thanh Đế Chí Công Vương Phật/ Nam mô Tây Phương Bạch Đế Lãng Công Vương Phật/ Nam mô Nam Phương Xích Đế Bửu Công Vương Phật/ Nam mô Bắc Phương Hắc Đế Hóa Công Vương Phật/ Nam mô Trung ương Huỳnh Đế Đường Công Vương Phật”. Năm danh hiệu ấy được gọi chung là “Ngũ Công Vương Phật” – một trong số những đối tượng được tôn thờ trong phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Như thế có thể xác định việc hình thành tín ngưỡng tôn sùng và đặt tên 5 “Ông Thẻ” phần nào có liên hệ từ tín ngưỡng thờ “Ngũ Công Vương Phật” ấy. Người ta đã ghép mỗi “Ông Thẻ” mang một ý nghĩa biểu trưng danh hiệu của một vị Phật theo phương vị ứng với Ngũ Hành. Nhưng như thế thì các số thứ tự xuất hiện từ đâu? Hiện rất khó xác định dân gian gọi các “Ông Thẻ” theo số thứ tự từ khi nào.

Theo chúng tôi, các số thứ tự có thể được đặt ngẫu nhiên theo sự tiện đường từ Đông sang Tây. Xuất phát từ “Ông Thẻ” số 1 ở Cần Đăng, qua “Ông Thẻ” số 2 ở Vĩnh Thạnh Trung, lên “Ông Thẻ” số 3 ở Vĩnh Tế, kế vào “Ông Thẻ” số 4 ở Vĩnh Phú là tiện một lộ trình đi quanh vùng Thất Sơn rồi trở lại lên đỉnh núi ở trung tâm là “Ông Thẻ” số 5 tại Thiên Cẩm Sơn. Sở dĩ 4 “Ông Thẻ” trên địa bàn tỉnh An Giang lại không đặt số liền kề nhau từ 1 đến 5 mà lại dời số 4 đặt cho “Ông Thẻ” ở Kiên Giang rồi mới trở lại An Giang là số 5 sau cùng. Theo đây, một là có thể dân gian tính đếm từ các vị trí ở đồng bằng trước, kế đến mới kể vị trí trên non; hai là người ta ngầm ý dành để số 5 là con số quan trọng trong Cửu Tinh Đồ, ứng với hành Thổ, màu vàng, nằm ở Trung Ương để ám chỉ tầm quan trọng của Thiên Cẩm Sơn vậy.

Về sự thật cây ếm ở Thất Sơn.

Do sự thiếu hiểu biết về lịch sử nên người ta thường gán ghép hai nhân vật người Trung Hoa là Cao Biền và Mạc Cửu là kẻ âm mưu trấn ếm phá hủy Long mạch vùng Thất Sơn. Tuy nhiên, thực tế Cao Biền (821-877) là một tướng lĩnh nhà Đường (Trung Hoa), ông là người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam, đã sống vào giai đoạn trước nhà Mạc ở Hà Tiên gần 1000 năm. Vào thời kỳ này, vùng Thất Sơn vốn thuộc vương quốc Phù Nam cổ, do hải xâm Holoxen IV đã bị chìm trong biển nước, người dân ở đây ly tán khắp nơi thì làm gì còn chỗ cho Cao Biền trấn ếm!

Căn cứ vào hiện vật còn sót lại là cây ếm ở Bà Bài, theo những chữ còn đọc được có thể xác định niên đại của nó được chôn từ năm 1792, nghĩa là sau khi Mạc Cửu (1655-1735) qua đời 57 năm thì làm sao ông ấy có thể làm ếm được?

Loại trừ hai nhân vật ấy, có người còn cho rằng việc dựng ếm là do con cháu họ Mạc làm nên. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì tấm bia ấy không phải là bia ếm gì cả mà chỉ là loại cột mốc để xác định chủ quyền ranh giới của họ Mạc. Vì vào năm 1757, triều đình Chân Lạp lại rối loạn, đánh giết lẫn nhau. Nặc Tôn (Outey II) chạy sang Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đã cưu mang và giới thiệu Nặc Tôn lên Chúa Nguyễn. Chúa sắc cho Nặc Tôn làm vua nước Chân Lạp, sai Mạc Thiên Tứ cùng với tướng sĩ năm dinh hộ tống về nước. Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long cho Chúa Nguyễn. Bấy giờ Nặc Tôn lại cắt đất năm phủ: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Sài Mạt (Cheal Meas), Chân Sum, Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ Sré – Ambel đến Peam) để tạ ơn Mạc Thiên Tứ, sau đó Mạc Thiên Tứ lại đem đất ấy hiến cho triều đình. Có lẽ tấm bia này chỉ là cột mốc xác định ranh giới mà họ Mạc đã dựng lên.

Nhưng theo suy nghĩ của người viết, có thể bia ấy lại không phải do họ Mạc dựng lên. Vì ai cũng biết rõ họ Mạc Hà Tiên xuất thân là những di thần nhà Minh, lưu vong sang Đại Việt vì bất phục nhà Thanh, có lý nào lại dùng niên hiệu nhà Thanh khắc trên bia đá của mình! (?)

Cũng có ý kiến khác cho rằng, theo như cách bố trí chữ Hán trên bia đá ấy, có thể đấy chỉ là một tấm bia mộ nào đó của người Hoa mà phần chính văn đã phai mất, chỉ còn đọc được phần lạc khoản.

Những sự giải thích trên không nhầm phủ nhận sự huyền bí của Thất Sơn, chủ ý chỉ mong đưa ra cách giải thích hợp lý nhất để phần đông lớp quần chúng bình dân tránh xa được những lời đồn thiếu căn cứ vậy.

Về ý nghĩa của việc cắm Thẻ của Bửu Sơn Kỳ Hương đối với tôn giáo.

Cũng theo đoạn Giảng trích dẫn ở phần trên, có thể thấy Sấm Giảng của Bửu Sơn Kỳ Hương chưa từng đề cập gì đến việc giải ếm người Hoa. Trong các tài liệu khác của Bửu Sơn Kỳ Hương cũng chỉ nói về sự linh hiển của vùng Thất Sơn mà thôi! Vì theo Đức Phật Thầy Tây An, Thất Sơn là nơi mở Hội Long Hoa sau này nên cần phải xác định ranh giới vùng linh địa và trấn giữ sự linh thiêng không cho “kẻ dữ” xâm hại, hầu: “Chừng Ông Cấm Thất Sơn xuất lộ/ Lộ lầu đài Phật độ chúng sanh” (Tri Lai Bửu Tích). Đó là lằn ranh giới giữa sự lương hiền và điều hung ác, nếu ai không giữ lòng nhân đức thì đến thời kỳ sẽ không thể vào vùng linh địa để gặp Phật nghe kinh được! Như thế, việc cắm Thẻ góp phần xác định rằng Thất Sơn là vùng Thánh địa mà nhiều lần Đức Phật Thầy Tây An và các vị hiển đạo trong phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã cho tín đồ mình biết trước vậy.

Về ý nghĩa của việc cắm Thẻ của Bửu Sơn Kỳ Hương đối với dân tộc.

Bỏ qua các yếu tố tâm linh. Ta thấy việc dựng cất các dinh “Ông Thẻ” của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương là hoàn toàn phù hợp với nếp nghĩ lâu đời của dân gian miền Tây Nam Bộ. Nó giống như người ta dựng cất những ngôi miếu nhỏ vừa làm điểm thờ tự (thờ Thổ Thần), vừa làm ranh đất. Thông thường, kẻ có gian ý cũng không ai dám cả gan dời miếu để lấn ranh. Các dinh Ông Thẻ hiện nay đã đóng góp rất lớn vào việc bảo tồn những cổ vật là dấu tích của tiền nhân. Nó mang một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng quan trọng về một thời kỳ khai phá và bảo vệ vùng biên cương Tây Nam tổ quốc của nhóm người quần cư tứ chiếng được hiệp nhất dưới ngọn cờ điều của Bửu Sơn Kỳ Hương. Vùng đất trong khu vực Thất Sơn có được làng mạc tụ cư và canh tác một phần là do công lao của những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương khai khẩn vào thế kỷ thứ XIX. Chúng ta nhận thấy rằng việc cắm Thẻ chính là việc xác lập chủ quyền của tiền nhân khi đến khai phá vùng đất mới, một công cuộc lắm gian lao mà nhiều khi họ phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và ngay cả bằng máu của chính mình. Nếu như nhắc đến Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến người ta liền nghĩ ngay đến “Thăng Long Tứ Trấn” là bốn ngôi đền thờ những vị Thần linh thiêng trấn giữ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long. Thăng Long tứ trấn không chỉ là những di tích lịch sử mà nơi đây còn là biểu tượng của đời sống tâm linh và văn hoá người Việt vùng cố đô. Cùng một ý nghĩa đó, khi nhắc đến vùng đất Thất Sơn, ta cũng biết về “Ngũ Long Trấn Phục” là một niềm tự hào của người dân miền Tây Nam tổ quốc, đó là nơi ghi lại dấu ấn của tiền nhân và hun đúc tinh thần cho con cháu ngàn sau vậy!

Nguồn tham khảo

Lang thang An Giang | https://langthangangiang.net/2021/09/16/huyen-bi-nam-ong-the-ngu-long-tran-phuc-vung-that-son/
da-ho-diet-xa-nui-cam

Vị đạo sĩ tài ba đả hổ, diệt xà trên đỉnh Cấm Sơn

Với thành tích hơn 80 năm bốc thuốc cứu người, đạo sĩ Ba Lưới được người dân trong vùng Bảy Núi xem như huyền thoại sống.

Hai lần hạ gục mãng xà

Đạo sĩ Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y (ngụ ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang). Hơn 80 năm trước, từ vùng quê sông nước thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, cụ lén bỏ nhà và mang theo tấm lưới lên núi Cấm để tầm sư học đạo. Chính hành động kỳ lạ này mà dân làng đặt cho cụ biệt danh là Ba Lưới.

Thông tin cập nhật

Chiều 27-8-2018, nguồn tin của CAO cho biết, vào lúc 5 giờ 37 ngày 26-8, đạo sĩ Ba Lưới (ngụ trên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) đã qua đời ở tuổi 105.

“Khi sắp bước sang tuổi 20 (năm 1930), tôi đã đặt chân đến vùng rừng thiêng, nước độc này rồi. Cọp beo đi từng đàn, còn rắn độc đầy ắp luôn chực chờ dưới chân. Chính vì vậy mà tôi cũng như các bậc tiền nhân đều phải tự cứu mình bằng cách tầm dược, luyện võ nghệ và tu học”- cụ Ba Lưới nhớ lại.

Chân dung cụ Ba Lưới.
Chân dung cụ Ba Lưới.

Những năm sau đó, cụ Ba Lưới lần lượt được nhiều vị đạo sĩ tu hành đắc đạo truyền dạy cho các phương thuốc quý cứu người rất hữu dụng. Cụ cũng là một trong số ít đệ tử võ phái Đường Phong học được tuyệt chiêu “Bình Phong Lạc Nhạn”. Đây là môn võ mà Lý Tiểu Long (Trung Quốc) thường dùng, thế võ tung người lên cao và thực hiện một loạt cú đá nhanh như chớp. Tuy nhiên, để có thể thuần thục thế võ này, hằng ngày đạo sĩ trẻ Ba Lưới phải tập gánh đá từ vài chục cho đến vài trăm kg để rèn luyện sức dẻo dai cho đôi chân, đào hố từ cạn đến sâu để nâng sức bật.

“Thế võ này chỉ là làm sao cho cơ thể được nhẹ nhàng để có thể phi thân lên cao và dùng liên hoàn cước. Đơn giản vậy nhưng nó vô cùng lợi hại. Sau thời gian khổ luyện, tôi chỉ cần nhún chân 1 cái là có thể bay từ vồ đá này sang vồ đá khác hoặc ngồi luôn trên đọt cây cao đến cả chục mét”- cụ Ba Lưới khẳng định.

Nhờ thế võ này, cụ đã chiến thắng khi đối đầu mãng xà (rắn hổ mây) nặng khoảng 500 kg. Lúc đó, cả khu rừng như nổi cơn giông vì tiếng động kinh hoàng của mãnh thú này. Trong phút chốc, đạo sĩ Ba Lưới thấy trước mắt mình là con mãng xà đang trong tư thế tấn công.

“Con này quá hung dữ nên tôi quyết tâm ra tay hạ sát nó để trừ họa cho dân làng. Tôi sử dụng thế võ “Bình Phong Lạc Nhạn” bay lên không trung rồi dùng chiếc quéo có sẵn trong tay và chặt đứt đầu nó trong tích tắc. Sau khi hay tin con mãng xà bị hạ gục, nhiều người kéo đến đây chúc mừng và lấy thịt của nó đem về”- cụ Ba Lưới nhớ lại.

Cụ Ba Lưới vẫn còn khỏe khoắn khi đã bước sang tuổi 102.
Ảnh chụp cụ Ba Lưới tại quê nhà (Sưu tầm)

Cũng theo cụ Ba Lưới, những năm sau đó, cụ lần lượt hạ sát được rất nhiều mãnh thú như rắn hổ mây, cọp dữ và cả heo rừng nặng đến 200 kg để đem lại sự bình yên cho người dân. Chuyện diệt cọp và hổ mây khổng lồ của đạo sĩ Ba Lưới hiện đã đi vào cẩm nang giới thiệu về vùng Bảy núi.

Chuyên tâm bốc thuốc cứu người

Dù hiện đạo sĩ Ba Lưới đã hơn 100 tuổi nhưng cụ rất khỏe khoắn và hằng ngày vẫn vào rừng sâu tầm dược để cứu giúp người nghèo hoặc sơn dân chẳng may bị rắn độc cắn.

Nói như ông Phạm Việt Tân, Trưởng Ban ấp Vồ Đầu, xã An Hảo thì cụ Ba Lưới thắm đượm tinh thần đạo sĩ Thất Sơn, chuyên tâm tu thân và tầm dược cứu người. Cũng nhờ cụ mà trong suốt mấy chục năm qua, biết bao người ở vùng đất núi này bị rắn độc cắn được cứu sống. Người dân trên núi trước đây mỗi khi bị bệnh cũng trông nhờ tài nghệ của cụ.

Còn cụ Ba Lưới cho rằng chính nguồn dược liệu phong phú và quý giá nơi miền sơn cước này giúp cụ có thêm điều kiện chữa trị cho dân nghèo. Việc luyện võ cũng là nhằm để phòng thân trong những lúc vào rừng sâu tầm dược, bản thân cụ sống khỏe cũng là nhờ vào cây rừng và thuốc núi.

Cụ Ba Lưới đang bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo ở địa phương.

Cụ Ba Lưới đang bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo ở địa phương.

“Võ nghệ và thuốc có tỉ lệ thuận với nhau, ai võ cao sẽ dễ tầm được thuốc quý, thuốc hay nơi chốn núi non trùng điệp. Tôi đây năng tập võ nghệ cũng chính vì mục đích tầm thuốc quý cứu người, chứ chẳng phải là để xưng hùng, xưng bá, vị danh vị tiếng gì đâu”- cụ Ba Lưới khề khà.

Mỗi ngày có từ 30 đến 50 lượt người đến để nhờ cụ thăm mạch, bốc thuốc chữa bệnh. Trong số này không ít người là khách đến du lịch núi Cấm, nhân tiện muốn được mục sở thị vị đạo sĩ cuối cùng của miền Thất Sơn huyền thoại. Nhiều người tìm đến cụ còn muốn được sẻ chia bí quyết sống khỏe, sống thọ. Có những lúc cao điểm (vào mùa hành hương từ tháng Giêng đến tháng 5 Âm lịch), mỗi ngày cụ Ba Lưới thăm mạch và hốt thuốc cho cả trăm lượt người.

Khi được hỏi về những đệ tử kế thừa môn võ cổ truyền, cụ Ba Lưới lắt đầu lia lịa. “Thôi, tôi đã quyết rồi, từ lâu rồi không truyền võ nghệ cho ai hết. Ngày xưa giặc dã, còn vị thân, vị kỷ.  Đất nước thanh bình, tự do, xứ sở cũng không còn thú dữ nào không cần phải đánh đấm nữa, chiêu cước, võ nghệ làm gì, dẹp bỏ, lo làm việc nghĩa. Nếu muốn học tầm thuốc cứu người, tôi đây sẵng sàng truyền hết”- cụ Ba Lưới quả quyết.

Chia sẻ đến đây, cụ Ba Lưới buồn giọng, cứ ngậm ngùi tiếc kho dược liệu núi Cấm mà mình gắn bó suốt gần 80 năm qua đang cạn kiệt. Cả buổi trầm ngâm, cụ cứ nhắc đi nhắc lại: “Hồi trước núi Cấm là kho dược liệu, cả các loại thuốc quý như nhân sâm, linh chi cũng không thiếu. Nhưng do người ta săn lùng quá, không chịu dung dưỡng nên cạn kiệt gần hết. Nhiều loại bây giờ tôi phải nhờ đệ tử mua từ Nam Vang (Campuchia). Sau này mới có chuyên nhận tiền của khách là vì phải mua thêm thuốc, chứ trước đây miễn phí hoàn toàn”.

Nguồn tham khảo

Người Lao Động | https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vi-dao-si-tai-ba-da-ho-diet-xa-tren-dinh-cam-son-20150222141033801.htm
chuyen-huyen-bi-ve-nui-cam

Huyền bí những câu chuyện về Núi Cấm

Về với mảnh đất An Giang, du khách có dịp được đặt chân đến vùng đất Thất Sơn tâm linh với bảy dãy núi nổi tiếng, trong đó có Núi Cấm. Đây là địa điểm được du khách chọn làm điểm cúng bái, tham quan bởi sự linh thiêng, huyền bí cùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp.

Huyền bí những câu chuyện về Núi Cấm
Núi Cấm không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp mà còn là điểm đến tâm linh huyền bí
Núi Cấm không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp mà còn là điểm đến tâm linh huyền bí. Ảnh: Nguyễn Quyền

Có nhiều truyền thuyết giải thích về tên gọi Núi Ông Cấm (hay còn gọi là Núi Cấm, Thiên Cấm Sơn). Cách giải thích đầu tiên cho rằng cái tên núi Cấm xuất phát từ lệnh Cấm dân lên núi của vua Nguyễn Phúc Ánh (tên gọi trước của vua Gia Long). Vua đã từng lánh nạn quân Tây Sơn ở trên núi này nên đã ban lệnh cấm người dân lui tới nơi đây. Hiện nay, ở trên núi Cấm vẫn còn điện Gia Long để thờ vua Gia Long.

Cách giải thích thứ hai cho rằng Núi Cấm xưa là nơi sinh sống của loài hổ trắng (Bạch Hổ) nên đã cấm người dân lên núi. Trên Núi Cấm ngày nay có tới 10 hang Ông Hổ nên càng nhiều người tin rằng ngày xưa trên núi này đã từng có rất nhiều con hổ sinh sống.

Nhiều truyền thuyết được người dân nơi đây lưu truyền về ngọn núi được xem là “nóc nhà xanh” của miền Tây
Nhiều truyền thuyết được người dân nơi đây lưu truyền về ngọn núi được xem là “nóc nhà xanh” của miền Tây. Ảnh: Nguyễn Quyền

Đó là những cách mà nhân dân đã truyền tai nhau giải thích cho tên gọi Núi Ông Cấm. Cả hai cách giải thích đều có sự hợp lý, song chưa thể chắc chắn rằng cách giải thích nào là đúng nhất. Chính điều này cùng với những câu chuyện bí ẩn đã mang đến sự tò mò cho du khách tìm đến với Núi Ông Cấm để khám phá và chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi này.

Núi Ông Cấm được xem là “nóc nhà xanh” của miền Tây, với độ cao 705 mét so với mực nước biển tọa lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với độ cao như thế, du khách có thể di chuyển lên Núi Ông Cấm bằng nhiều cách như: đi cáp treo, xe máy, hoặc cũng có thể đi bộ. Dù đi với phương tiện nào thì du khách cũng có thể thưởng lãm cảnh sắc núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.

Mỗi điểm đến tại núi Cấm đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị
Mỗi điểm đến tại núi Cấm đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Ảnh: Nguyễn Quyền

Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến khu du lịch Núi Ông Cấm: Chùa Vạn Linh, Chùa Phật Lớn, hồ Thủy Liêm, điện Bồ Hong (Vồ Bồ Hong), công viên nước Thanh Long, Suối Thanh Long. Ngoài việc được tham quan ngắm nhìn những cảnh sắc tuyết đẹp nơi đây, khách thập phương cũng sẽ được người dân bản xứ đón tiếp rất nhiệt tình và nồng hậu. Chính những điều này đã giúp cho nơi đây là một trong những địa điểm khó quên nhất vùng bảy núi.

Nguồn tham khảo

https://dulich.laodong.vn/du-lich-tam-linh/huyen-bi-nhung-cau-chuyen-ve-nui-cam-931258.html
doi-tinh-nhan-tai-sinh

Câu chuyện tâm linh: Đôi tình nhân tái sinh tại núi Cấm

Hành trình khám phá chuyện tâm linh núi Cấm huyền bí của Thất Sơn không chỉ là nơi thánh thiện của những người tu hành, mà còn là nơi chứa đựng nhiều truyền thuyết và câu chuyện kỳ bí. Hôm nay, hãy cùng Cáp treo núi Sam khám phá câu chuyện kỳ lạ về một cặp đôi đầy đau đớn, những linh hồn đã chọn cách ra đi trên núi cấm.

Chúng ta sẽ bước vào thế giới của những bí ẩn không lời giải, nơi mà cái chết không phải là điểm kết thúc mà là sự chuyển sinh, sự tiếp tục của một hành trình vô hình vô hạn.

Khởi nguồn câu chuyện tâm linh tái sinh trên núi Cấm

tinh-yeu-ben-vung
Tình yêu bất diệt của đôi trai gái

Vào một ngày đẹp trời của năm 1997 theo lịch  m lịch, trên đỉnh núi Cấm An Giang, một câu chuyện tình đầy bi kịch đã diễn ra, đánh thức cảm xúc trong lòng mọi người dân An Giang. Đó là câu chuyện tâm linh núi Cấm về hai linh hồn đoạn tụ bên nhau trong vực sâu, lựa chọn tự vẫn để đối diện với đau đớn của cuộc sống.

Những ngày sau đó, tin đồn về sự tái sinh của đôi tình nhân này lan truyền khắp nơi, khiến cho sự tò mò và hoang mang lan rộng trong cộng đồng. Gia đình của họ, đau đớn và không tin vào điều này, đã quyết định điều tra sự thật bằng mọi cách.

Dẫn đầu bởi lòng tin và khao khát hiểu biết, họ đã lùng sục từng ngóc ngách của núi Cấm. Và cuối cùng, họ đã tìm thấy câu trả lời. Sự thật khiến cho mọi người đều bất ngờ, khi linh hồn của đôi tình nhân đã tái sinh thành một cặp song sinh tại 1 gia đình gần đó.

Sự kinh ngạc này đã khiến mọi người choáng váng và càng tin hơn về sự linh thiêng của những câu chuyện tâm linh tại núi Cấm, làm cho họ cảm thấy như đang bước vào một thế giới kỳ bí, nơi mà tình yêu và sự hy sinh không chỉ tồn tại trong thế giới của chúng ta mà còn trong thế giới khác.

Hành trình đi tìm sự thật về đôi tình nhân tái sinh

Quyên sinh vì tình yêu bất tử

quyen-sinh-tren-nui-cam
Hành trình đi tìm sự tái sinh

Trên ngày quyết định của số phận, ngày 15 âm lịch năm 1997, tiếng ồn ào và huyên náo lan tỏa khắp núi Cấm. Một câu chuyện bi thảm về đôi tình nhân bị gia đình ngăn cản đã đưa họ tìm đến cái chết trên dãy núi này. Họ là một cặp đôi đến từ Cần Thơ, người đàn ông tên Nguyễn Thành Chung, 28 tuổi, cùng với người phụ nữ mang tên Hồng.

Khi dân làng đưa họ lên và an táng, họ phát hiện ra điều bất thường. Cánh tay của người phụ nữ bị buộc bằng một sợi dây dù, sợi dây mà họ đã sử dụng để buộc tay nhau trước khi nhảy. Nguyên nhân của sự tử vong là do người phụ nữ gãy xương và mất máu, trong khi người đàn ông bị vỡ đầu ở phía sau bên phải.

Nhưng điều đặc biệt là sau 4 tháng, một cặp sinh đôi mới chào đời, với những vết thương giống hệt như những vết thương của đôi tình nhân kia. Nguyên nhân của cái kỳ diệu này được ông Nguyễn Văn Hùng, cha của cặp song sinh, kể lại. Khi ông dẫn vợ lên đỉnh núi, ông nói với vợ và chỉ vào nơi mà đôi tình nhân tự tử. Vợ ông nhìn theo hướng đó, rồi bỗng chợt rùng mình và cảm thấy đau đớn trong bụng.

cap-doi-song-sinh-tai-sinh

Cặp song sinh được tái sinh huyền bí

Sau đó, vợ ông sinh con, và một cánh tay mới xuất hiện sau khi bác sĩ đã cắt nhau cho đứa bé đầu tiên. Điều kỳ lạ hơn nữa là cả hai đứa bé đều có những đặc điểm đáng ngờ trên cơ thể. Cánh tay trái của bé gái có một dấu vết hàn khuyết trên da, giống như bị cột bằng một sợi dây siết, và có một nốt ruồi to tướng, giống như một cục máu bầm. Còn bé trai có một nốt ruồi đen ngay chỗ móp đầu càng làm cho những điều ký bí về câu chuyện tình cảm tâm linh trên núi Cấm thêm phần hấp dẫn.

Mặc dù đã có những sự trùng hợp kỳ lạ, ông Hùng vẫn không tin vào chuyện chuyển kiếp đầu thai, vì ông nghĩ rằng vợ anh không thể mang thai đã gần 3 tháng khi Chung và Hồng cùng nhau nhảy xuống núi. Tuy nhiên, những sự kiện kỳ lạ tiếp tục xảy ra, khiến ông phải đối mặt với sự thật không thể giải thích.

Cánh cửa kỳ bí tái sinh dần hé mở

chuyen-tam-linh-nui-cam-an-giang
Tâm linh huyền bí trên núi Cấm An Giang

Cuộc sống của gia đình nhỏ với hai đứa trẻ sinh đôi trôi qua bình yên, mặc dù lời bàn tán của hàng xóm rì rào xung quanh. Anh Hùng đã đặt tên cho bé trai là Nguyễn Văn Tiến và bé gái là Nguyễn Thị Nhung. 

Một ngày, một cặp vợ chồng già gần 60 tuổi đến thăm nhà anh Hùng. Họ chính là cha mẹ ruột của anh Chung, người đàn ông cột tay cùng với người yêu đã nhảy xuống vực sâu từ đỉnh Núi Cấm. Họ kể rằng, 9 năm sau khi qua đời, anh Chung đã trở về trong giấc mơ, bảo rằng anh đã chuyển kiếp đầu thai vào gia đình trên núi Cấm, một chi tiết ấn tượng về câu chuyện tâm linh trên núi Cấm. Họ kêu ba mẹ anh Chung lên gặp “thằng bé” – người đàn ông vỗ tay như muốn gọi đứa bé, bất ngờ nó chạy đến ôm vai người cha già năm xưa như thân thiết từ lâu trước sự ngỡ ngàng từ những ánh mắt của gia đình anh Hùng.

Mẹ ruột của Chung cũng chia sẻ về mối tình giữa Chung và Hồng. Họ gặp nhau, và tình cảm bắt đầu nảy nở mà không ai biết được. Hồng thậm chí đã tự tử vì không thể có được Chung, mặc dù là con gái của một gia đình giàu có. Mặc dù có nhiều người quan tâm và cầu hôn, nhưng cô chỉ chờ đợi Chung.

Vì yêu thương con, gia đình Chung đã phải vất vả đến Vĩnh Thạnh để đề nghị hỏi cưới dâu cho con trai. Tuy nhiên, gia đình nhà gái đòi hỏi nhiều lễ thách cưới vì gia đình Chung khá nghèo, khiến cha mẹ Chung quyết định không thể vươn cao. 

Sau đó, Chung quyết định rời nhà và lên núi Cấm tìm kiếm sự yên bình, chỉ quay về khi ba cậu ốm nặng.

Phần của Hồng thì gia đình nhà gái đã chơi một trò đánh lừa bằng cách tạo ra một bức thư giả mạo như là của Chung, nói rằng Chung không muốn cưới Hồng và tràn ngập những lời lẽ chỉ trích nặng nề. Vì lòng đau đớn, Hồng đã quyết định rời bỏ quê nhà một thời gian, nhưng tình yêu đầu đời trong lòng cô trẻ vẫn đau đớn, khiến cô quyết định trở lại để gặp lần cuối với người yêu.

Sau khi Chung giải thích mọi việc rõ ràng và khẳng định không viết bất kỳ bức thư nào cho Hồng, cô hiểu và quyết định theo Chung đến bất cứ nơi nào.

Nhận được tin về việc quyên sinh đã làm lòng gia đình Chung tan nát, nhưng họ vẫn dũng cảm lên núi Cấm nhận xác của con trai. Gia đình nhà gái tuy không đến nhận, nhưng ông đã quyết định xin phép chính quyền để chôn xác đôi tình nhân tại khu đất nghĩa địa dưới chân núi. Hai chiếc quan tài được chôn chung trong một huyệt.

Sau khi Chung qua đời, gia đình đã được Chung báo mộng, nói rằng anh và người yêu của mình đã được tái sinh thành cặp sinh đôi, một trai một gái càng tô thêm sự kỳ bí của câu chuyện tâm linh trên núi Cấm. Cậu bé đã hai lần đòi về nhà của của người cha già năm xưa. Anh Hùng Cha mới của hai đứa bé còn cho biết có rất nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa anh Chung và bé trai tên Tiến con anh.

Một ngày, khi cậu bé khoảng năm tuổi, cậu tự nhiên muốn về nhà của cha mẹ cũ. Anh Hùng đã thử đưa cậu về lần đầu tiên và bất ngờ trước sự chỉ đường của con trai, anh đã đến một căn nhà trong một con hẻm nhỏ, nơi cậu bé cho rằng là nhà của mình năm xưa chính là Chung khi ấy.

thu-tinh-tuyet-menh

Bức thư tình tuyệt mệnh năm xưa

15 năm sau khi Chung qua đời, cậu bé bèn kêu anh Hùng trở về nhà của mình để lấy một bức thư mà Chung đã viết trước đó. Thật đúng là ở đó vẫn còn một bức thư cuối cùng của Chung, một lời hẹn ước tái ngộ. Tiến đã mang bức thư trở về núi Cấm và cất giữ nó như một kho báu. Bức thư tuy có nhiều lỗi chính tả, nhưng nó chứa đựng những suy tư sâu sắc, và được viết theo thể thơ, một thói quen anh Chung đã thường xuyên thực hiện sau khi đọc nhiều kinh Phật.

Kết luận

cau-chuyen-tinh-yeu-tren-nui-cam
Câu chuyện tình yêu trên núi Cấm mãi trường tồn theo thời gian

Câu chuyện tình yêu của Chung và Hồng là một câu chuyện về sự đấu tranh, sự hy sinh và sự kiên trì trước mọi khó khăn. Dù phải đối mặt với sự ngăn cản từ gia đình và xã hội, hai người vẫn dũng cảm yêu nhau và chọn cách kết thúc cuộc đời một cách đồng điệu.

Chung và Hồng đã đánh đổi tất cả để ở bên nhau, từ cuộc sống đến cái chết. Họ đã không chịu đầu hàng trước áp lực và sự phản đối, và quyết định chấp nhận cái chết vì tình yêu của mình. Ngay cả sau khi qua đời, tình yêu của họ vẫn sống mãi trong hai linh hồn, tái sinh thành hai đứa con sinh đôi.

Gia đình và bạn bè đã chứng kiến sự kỳ diệu của tình yêu không thể nào phá vỡ được, khi mà những dấu vết của Chung và Hồng lại tái hiện trên cơ thể của hai đứa trẻ mới sinh. Những sự kiện kỳ lạ và những bức thư để lại của Chung càng làm cho câu chuyện tâm linh trên núi Cấm của họ trở nên huyền bí và sâu sắc hơn.

Cuối cùng, câu chuyện của Chung và Hồng là một minh chứng cho sức mạnh của tình yêu và lòng trung thành. Dù ở cõi đời này hay cõi đời khác, tình yêu đẹp đẽ của họ vẫn mãi mãi tồn tại, làm cho mọi khó khăn và chướng ngại trở nên vô nghĩa.

Nguồn tham khảo

https://hub2s.com/bai-viet/cau-chuyen-tam-linh-doi-tinh-nhanh-tai-sinh-nui-cam-an-giang
ran-khong-lo-o-nui-cam-1

Những chuyện kể ly kỳ về rắn “khổng lồ” ở núi Cấm

Núi Cấm được bao phủ bởi tán rừng lộng gió, chính vì thế cũng ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện bí ẩn, nhất là về loài rắn hổ mây khổng lồ. Đại tá – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thành Cư (tự Hai Cư, 85 tuổi, ngụ huyện Tri Tôn) cho biết: “Ngày xưa vùng này rắn rất nhiều, giờ hiếm lắm rồi. Trước đây, xe khách chạy ban đêm sẽ thấy con rắn lớn nằm vắt ngang đường đen sì như cây thốt nốt ngã. Nay bắt được phải nuôi nhốt cẩn thận, bởi chỉ cần đầu lọt ra ngoài là xem như sổng chuồng. Loại rắn này cực độc, cắn vào là chết và rất kén ăn nên ít ai nuôi”.

ran khong lo o nui cam
Rắn khổng lồ ở núi Cấm (Ảnh minh họa)

Ông Hai Cư kể, năm 1977 một chiến sĩ của ông tên An – nguyên Đại đội trưởng Đại đội 512 – trong lúc lên đồi Chư Thần truy quét tàn quân bất ngờ gặp con rắn hổ mây có bề hoành bằng cái bình thủy, nặng chừng 20kg.

6a 3966 1

Ông Hai Cư

“Tui nghĩ nó chắc là con của con rắn hổ mây lớn nằm trong hang mà dân kể. An bắn chết con rắn này rồi về nhà vẫn còn hoảng, bởi vì khi thấy An, nó co cổ ngóc đầu lên cao, thè lưỡi hầm hừ định mổ thấy ghê lắm. Nhờ An vững tay súng mới bắn trúng đầu, hạ được nó”, ông Cư kể.

Trước đây, lúc còn sống, “đạo sĩ” Ba Lưới (nhà ở xã An Hảo) kể, vùng ông sinh sống rắn hổ mây còn nhiều. Chúng đi như gió cuốn và đã quyết ăn thịt ai thì người đó khó bề thoát thân.

Một lần, trong lúc cụ Ba đi từ chân lên đỉnh núi Cấm bất ngờ bị con rắn hổ mây dài gần chục mét, nặng cả trăm ký rượt từ phía sau, đầu vươn cao và cứ sàng qua sàng lại rất hung tợn. Khi trườn đến còn cách chục mét, bất ngờ nó há miệng mổ thẳng xuống đầu cụ. Cụ Ba liền nhanh nhẹn né, vừa tránh cú chụp vừa dùng đòn gánh phang vào sống lưng và cổ rắn.

“Tôi tung liên tiếp 3 cú đánh trúng đầu nó và lần cuối cùng chiếc đòn gánh gãy làm đôi. Tôi vừa rơi xuống đất trong tư thế sẵn sàng tiếp chiến bất ngờ thấy con rắn ngã vật xuống đất, đầu bất động nhưng thân còn vùng vẫy. Tôi phải bồi thêm 3 đòn gánh nữa vào đầu nó mới chịu nằm im mà chết”, cụ kể.

Sau khi hạ con rắn, cụ Ba kêu dân vào rừng xẻ thịt mang về ăn, nhưng chỉ có hơn chục người đến vì phần lớn sợ bị rắn… trả thù! Những tưởng đời người chỉ gặp rắn khổng lồ một lần, nào ngờ cụ Ba Lưới còn chạm trán loài này thêm lần nữa.

Đó là khoảng năm 1960, chỗ cụ ở có đàn khỉ cả trăm con lui tới vặt bắp của người dân. Một ngày nọ, con rắn hổ mây ở đâu tìm về săn khỉ, bị rắn ăn thịt một số nên đám khỉ đành kéo đi nơi khác, sau đó bầy chó của cụ Ba cũng lần lượt vào bụng rắn “khủng”.

Lần đó, cụ Ba Lưới vào rừng hái thuốc bỗng con rắn hổ mây lớn xuất hiện tấn công. Khi nó vừa phóng tới, cụ né sang bên rồi dùng rựa chặt đứt đầu rắn. “Dù không lớn bằng con đầu tiên tôi hạ nhưng nhìn nó nằm sõng soài dưới chân cũng thấy ớn lạnh”, khi còn sống, cụ Ba Lưới từng kể với chúng tôi.

Nguồn tham khảo

Công An Thành Phố Hồ Chí Minh | https://congan.com.vn/vu-an/phong-su/nhung-chuyen-ke-ly-ky-ve-ran-khong-lo-o-nui-cam_74156.html
chuyen-ong-ho-vung-that-son

Những chuyện ly kỳ về ‘ông hổ’ ở vùng Thất Sơn

Vùng đất Thất Sơn của tỉnh An Giang được bao phủ bởi tán rừng lộng gió. Xưa kia có rất nhiều thú dữ vì còn hoang sơ, ít dấu chân người.

Người dân địa phương kể về vùng đất này với vẻ đầy tự hào, do chất chứa nhiều chuyện bí ẩn, vẫn còn là huyền thoại. Điều đặc biệt được truyền miệng là về chúa sơn lâm khổng lồ, một thời ngự trị tại núi Cấm, núi Bà Đội Om, vồ Chư Thần, vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay.

anh 1

Núi Cấm – một trong những ngọn núi hùng vĩ của vùng Bảy Núi, chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ về loài hổ, nay được khai thác du lịch

Những lần chạm mặt bạch hổ

Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, một trong những ngọn núi hùng vĩ, hoang sơ và cao nhất trong dãy thất sơn cao hơn 710m so với mực nước biển. Vào những năm đầu thế kỷ 20, núi Cấm là nơi nhiều cư sĩ chọn làm nơi ẩn tu. Khi đó đường lên núi rất khó khăn, toàn là vách đá dựng và cũng không có lối mòn. Trên núi có rất nhiều cọp, beo, heo rừng, rắn hổ mây…

Trong làn gió se lạnh, phóng viên đã tìm đến “nóc nhà” miền Tây để nghe những chuyện ly kỳ về hổ – loài vật của năm. Đồi Chư Thần (thuộc núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) chỉ là bãi đá phẳng có mặt rộng chừng 700m, chung quanh là cây rừng. Ở đó có tượng Phật duy nhất để mọi người chiêm bái, cầu khấn. Nơi đây còn tồn tại câu chuyện về máy bay dội bom không nổ hay từng xuất hiện của bạch hổ.

Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, Đại tá Lê Thành Cư (88 tuổi) cho biết, ông là người từng lăn lộn chiến đấu, làm việc nhảo nhề ở vùng Thất Sơn qua ba cuộc chiến: chống Pháp, chống Mỹ và Khơ-mer Đỏ. Đại tá Cư kể, dù tuổi đã cao nhưng so sánh với lịch sử đồi Chư Thần thì tuổi đời ông ngắn lắm. Dân gian truyền lại núi Cấm hồi trước có con bạch hổ lớn lắm, mà cọp ngày xưa ở núi Cấm là có thiệt, nhiều lắm.

Lúc sinh thời, cụ Ba Lưới (Nguyễn Văn Y) – vị đạo sĩ cuối cùng trên núi Cấm từng kể với phóng viên ở Vồ Đầu và Vồ Thiên Tế cách nhà ông không xa có bãi đất trống, nai ra ăn cả bầy mấy chục con, khỉ sinh sống đặc cả khu rừng. Còn hổ, ông nói chỗ nào cũng có. Hổ ở nơi đây không dữ như các nơi khác và chưa hề ăn thịt bất cứ người nào. Cái hay nhất ở vùng núi này là con người và thú rừng dựa vào nhau để sống. Người sống trên núi vì sợ oai danh của hổ nên không gọi đích danh mà lại gọi bằng ông hổ, ông hùm, ông thầy, ông ba mươi…

Theo đạo sĩ Ba Lưới, trước đây, trên núi Cấm có nhiều cọp, trong đó có 2 ông cọp đen và một ông cọp bạch rất to lớn và dũng mãnh. Cọp bạch là chúa sơn lâm ở núi này, còn 2 cọp đen là “tướng lĩnh” dưới trướng của hổ vương, làm nhiệm vụ bảo vệ núi rừng, các loài thú nhỏ và con người trên núi. Vị đạo sĩ già kể cho chúng tôi nghe cuộc chiến “kinh thiên động địa” của bạch hổ với hạm tinh cách đây hơn 50 năm trước.

“Cách núi này không xa là núi Bà Đội Om (trên đỉnh núi có cục đá to như đầu người phụ nữ đội cà om) có rất nhiều ác thú. Trong đó, có con hạm (hình dáng giống như hổ nhưng to lớn, hung hãn) thường xuống núi bắt người ăn thịt. Mỗi khi hạm xuất hiện thì mùi hôi thối lan xa chừng nửa cây số”, cụ Ba Lưới kể.

anh 2

Người dân trải nghiệm chui hang Bạch Hổ.

Cũng theo vị đạo sĩ này, một ngày kia, hạm băng rừng tìm theo đường mòn lên núi Cấm. Vừa tới cửa núi ở Vồ Thiên Tuế đã bị 2 con hổ đen chặn đánh. Lúc này, các loài thú nhỏ thì tháo chạy, chim trời bay tứ tán. Biết có chuyện, những cư sĩ trên núi lúc bấy giờ trèo lên các ngọn cây cao xem thử. Tình cờ chứng kiến trận ác chiến đang diễn ra trên vồ đá to ngay cửa núi.

Hai hổ đen xông vào giao đấu, quần thảo vẫn không phân thắng bại. Bỗng từ xa có tiếng gầm rú vang vọng cả núi rừng, bạch hổ bất ngờ xuất hiện, lao vào tấn công con hạm. Trong chốc lát đã móc họng, giết chết hạm tinh rồi đẩy xác xuống vực sâu bên vồ Thiên Tuế. Cả đàn hổ lặng lẽ tản ra nhiều hướng vào rừng. Những người chứng kiến đã không khỏi khiếp sợ oai nghi của chúa sơn lâm. Ngọn núi cũng trở nên yên ổn từ khi đó.

Mấy chục năm qua, những cây cổ thụ bị đốn hạ, rừng già bị tàn phá, hổ biến mất lúc nào con người cũng không hay biết. Lần đạo sĩ Ba Lưới gặp hổ gần nhất vào cuối mùa đông năm 1980, cơn mưa chiều kéo dài đến khuya. Khoảng 11 giờ đêm, ba con chó đang nằm trước cửa giữ nhà. Khi cọp đến chỉ sủa được một vài tiếng rồi sợ khiếp chạy vào nhà.

Lúc đó, gia đình cụ Ba Lưới đang nằm trên bộ dạt tre, mở mắt liền phóng xuống đất tay vơ lấy cái mác đặt cạnh chiếc giường tre của ông ngủ. Nghĩ điềm dữ, vị đạo sĩ vội bước ra trước cửa nhà, nhìn về phía trước hòn đá cách nhà ông chưa được 10m thấy 2 con hổ vằn xuất hiện nhìn thẳng vào ông. Hai con hổ gầm nhiều tiếng làm rùng rợn cả khu rừng, rồi chúng dùng móng vuốt sắc bén cào xuống đá trong đêm khuya.

Đến gần 2 giờ sáng ngày hôm sau, không nghe tiếng hổ gầm nữa, ông Ba Lưới lấy đèn ra soi thì thấy nhiều dấu chân lớn nhỏ. Ngày hôm đó ông xuống núi mua 3kg thịt heo để lên hòn đá, đêm đến hổ về ăn và gầm mấy tiếng rồi đi biệt tăm.

anh 3

Cảnh quan nhìn từ Thất Sơn

Đỡ đẻ, cứu hổ mắc xương

Từ chân núi Cấm chúng tôi men theo con đường mòn lên điện Rau Tần để hỏi câu chuyện người đỡ đẻ cho cọp thì được ông Trương Văn Cư (64 tuổi, ngụ ấp Rau Tần, cháu cố bà mụ cọp) kể, “bà mụ cọp” có tên thật là Phạm Thị Kiển. Trước đây, bà ở huyện Giồng Riềng, Kiên Giang rồi sau đó bỏ nhà lên núi Cấm tu.

Ông được cha mình kể lại rằng, một đêm nọ, trong lúc đi vệ sinh thì bà cố bị “ông” cọp đực cõng vào một hang động để giúp đỡ vợ “ông” cọp do biết bà cố là người đỡ đẻ “mát tay” trong vùng. Việc được cọp nhờ bà cũng biết trước. Khi vô hang thì bà cố thấy một con cọp cái bụng to, đang rên vì những cơn đau. Bà biết cọp cái sắp sinh nhưng vì lý do gì đó nên gặp khó. Sợ cọp tấn công nên bà nói với “bà cọp”: “Thấy bà đang nằm chuyển bụng thì để tôi vô thăm bụng rồi sửa bụng cho”.

Nhờ sự trợ giúp của bà cố thì “bà” cọp đã hạ sinh 2 “ông” cọp đực gồm một đen và một trắng. Sau khi đỡ đẻ cho cọp mẹ tròn con vuông thì cọp đực cõng bà về lại nhà.

Để đền ơn cho bà, “ông” cọp đã nhiều lần tha heo còn sống đến cho bà nhưng lần nào cũng bị bà thả đi hết. Thấy vậy, sau 3 ngày thì “ông” cọp đã đem lại con heo rừng nặng khoảng 100 ký vừa mới bị móc họng và buộc lòng bà phải nhận.

Theo ông Cư, ngoài lần đền ơn đó nhiều lần khác cọp đực còn mang thức ăn đến cho bà ông. Bà cố ông là người theo đạo Tứ ân nên khi bà chết thì dùng 7 thanh tre bó xác rồi chôn. Thời kỳ bà mất cũng là lúc chiến tranh bom đạn ít ai đến mộ nên cỏ quanh mộ được đàn cọp làm sạch.

Mộ “bà mụ cọp” được đặt tại tổ 3, ấp Rau Tần – cách thánh thất Cao Đài Tự khoảng vài trăm mét. Trước đây mộ bằng đất sau này thì được xây lại bằng xi-măng. Trước mộ có ghi họ tên, ngày tháng mất, ngày thanh minh và có 4 con cọp bằng đá.

anh 4

Hổ được người dân đúc tượng thờ tại đình làng ở xã Thới Sơn.

Trong hàng 12 vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An thì ông Bùi Văn Thân được giao làm chủ trại ruộng ở Thới Sơn. Ngày nay, Thới Sơn thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Người trong đạo gọi ông Thân là Tăng Chủ (ý chỉ ông tăng sư làm chủ trại ruộng). Ngoài việc luyện được nhiều loại võ nghệ, ông Tăng Chủ còn hàng phục được mãnh hổ khiến bao nhiêu người phải kính nể.

Người dân kể rằng, thuở ấy vùng Thất Sơn cọp dữ có tiếng, thế mà từ ngày ông Tăng Chủ được giao coi giữ trại ruộng lại chẳng hiểu sao các thú dữ đều rất kiêng sợ. Có thể nói khi ông đi rừng, hễ cọp thấy quỳ mọp, có khi quấn quýt theo lên núi, như nông dân dẫn chó đi đồng vậy.

Một hôm, thấy một con bạch hổ ngồi “cú sụ” gần bàn thông thiên, ông Tăng Chủ liền chạy ra trước chỗ hổ ngồi rồi hỏi: “Ông làm gì ngồi đây? Sao mà ốm quá vậy?”. Lúc này, con hổ há miệng ra ngước lên trước mặt ông Tăng Chủ. Biết hổ mắc xương, ông Tăng Chủ cung tay đấm ngay cổ hổ 3 cái. Điều lạ lùng cục xương từ trong họng hổ vọt ra ngoài. Cứu hổ xong, người này căn dặn hổ không được quấy phá người dân mỗi khi lên núi.

Vài hôm sau, trước trại ruộng có một con heo rừng còn in dấu răng hổ mới chết. Ông Tăng Chủ biết ngay đó là quà của hổ mang đến đền ơn. Ngày nay, tại di tích Chùa Phước Điền, nhiều người dân sống quanh đó vẫn hay truyền kể nhau nghe chuyện ông Tăng Chủ cứu hổ mắc xương và được đền ơn bằng con heo rừng to tướng.

Người dân còn truyền nhau rằng, hôm nọ có một con hạm bên núi Bà Đội Om qua núi Ông Két phá. Ông Tăng Chủ dắt theo con bạch hổ đến đánh đuổi. Trước khi đi con bạch hổ còn ‘huy động’ thêm một con hổ khác đến hỗ trợ. Cuối cùng con hạm ấy bị tấn công rơi xuống khe núi, với nhiều vết thương chí mạng. Sau đó, ông Tăng Chủ có cất miếu thờ hổ tại đình làng gần chùa Thới Sơn. Ngay nay, tại đồi Thiên Tuế trên núi Cấm cũng có một cái hang hổ, được dân lui tới thờ cúng nên gọi là hang Bạch Hổ.

Nguồn tham khảo

Công An Thành phố Hồ Chí Minh | https://congan.com.vn/vu-an/phong-su/nhung-chuyen-ly-ky-ve-ong-ho-o-vung-that-son_126626.html#google_vignette
huyen-thoai-that-son

Huyền thoại Thất Sơn và vị đạo sĩ cuối cùng

Giết được con rắn hổ mây, ông Ba Lưới, vị đạo sĩ cuối cùng trên núi Thất Sơn, hì hục đào một cái hố lớn và… chôn cất tử tế. Đây là con rắn lớn nhất mà ông từng được chạm mặt. Ông bảo cuộc đời tu luyện của ông trên đỉnh Núi Cấm này gặp hàng chục con rắn khổng lồ.

Thất Sơn – vùng đất kỳ bí nhất của miền đồng bằng Nam Bộ – đã dệt nên vô số những câu chuyện truyền thuyết kỳ bí về những đạo sĩ, những nhân vật mai danh ẩn tích, luyện võ, học đạo cứu giúp người nghèo khổ. Bây giờ trên dãy Thất Sơn chỉ còn lại vị đạo sĩ cuối cùng tuổi đã gần 90, lặng lẽ với nghề bốc thuốc cứu người.

Thất Sơn có nghĩa là Bảy Núi, thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, người dân miền Tây cũng quen danh từ Bảy Núi. Núi Cấm là 1 trong 7 ngọn núi thuộc dãy Thất Sơn, vì sao gọi là Núi Cấm thì có rất nhiều giả thiết, có người kể lại rằng, Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã có lúc phải vào núi này để chạy trốn, thao luyện binh mã, để tung tích không bị tiết lộ, các cận thần họ Nguyễn đã cấm dân chúng vào núi.

Đạo sĩ trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Người thì kể rằng, có một đạo sĩ có tên Đơn Hùng Tín, thuở làm tướng cướp đã dùng nơi này làm sào huyệt, do đó, ông cấm người dân bén mảng tới. Lại có người cho là, Phật thầy Tây An, người khai sinh ra Bửu Sơn Kỳ Hương đạo đã cấm các tín đồ của mình lên núi cất nhà ở, Phật thầy sợ có người ăn ở sẽ làm ô uế núi non.

Theo học giả Nguyễn Văn Hầu, tác giả cuốn “Nửa tháng trong miền Thất Sơn”: Đơn Hùng Tín chính là người bắt đầu cho truyền thuyết đạo sĩ trên đỉnh Thiên Cấm Sơn. Đơn Hùng Tín tên thật là Lê Văn Tín, gốc ở rạch Cái Sao, làng Nhị Mỹ, quận Cao Lãnh. Cuộc đời giang hồ của Đơn Hùng Tín từng ngang dọc từ Xiêm Riệp tới Mỹ Tho, người đương thời không mấy ai không biết tiếng.

Hồi nhỏ, Tín là tá canh cho một điền chủ, bất bình trước cảnh tá điền – điền chủ, nên bỏ xứ ra đi. Thiếu thời, Tín đã nuôi chí làm “anh hùng” để trừ các tay điền chủ khắc nghiệt. Trên quãng đường phiêu bạt, Tín học võ thuật và đạo thuật, sau Tín chiêu nạp anh em, cùng nhau đi cướp của người giàu chia cho người nghèo.

Vì tấm lòng hiệp nghĩa đó, người trong vùng thường gọi Tín là Luông Tín (Vua Tín). Năm 1926, có tin Đơn Hùng Tín bị mật thám Pháp bao vây và bắn chết tại Mỹ Tho, nhưng đệ tử của Tín nói rằng, đó không phải là Đơn Hùng Tín mà chỉ là một kẻ mạo danh. Đơn Hùng Tín nhận ra con đường mình chọn là sai lầm, từ đó, ông giải nghệ và đi tu.

Người khai hoang đầu tiên trên Núi Cấm không phải là đạo sĩ Đơn Hùng Tín, vào những năm 1850, thầy Đoàn Minh Huyên, người đời sau còn gọi là Phật thầy Tây An đã cùng với rất nhiều môn đệ đặt những bước chân đầu tiên lên đỉnh Núi Cấm. Phật thầy đã thực hiện giáo lý tự tu tự độ, hướng dẫn môn đệ khai hoang nhiều nơi ở miệt An Giang, Núi Cấm là một vùng trong số đó.

Ban ngày các tín đồ đi khai hoang, đêm về thì lễ bái, niệm Phật, tham thiền. Theo tinh thần vô vi, nhập thế, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương dù xuất gia cũng vẫn phục sức như người thường và tự làm lấy để sống mà tu. Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương nhiều người đã tuân theo thuyết nhập thế ấy, hòa với chúng sinh để giúp đời.

Phật thầy Tây An có 2 đại đệ tử là cụ Đình Tây và cụ Tăng Chủ, 2 cụ có đức lớn, đạo pháp uyên thâm, võ dũng phi thường. Có một truyền thuyết về cụ Tăng Chủ thế này: cụ Tăng võ nghệ rất giỏi, hình vóc cao lớn, miệng rộng, tai dài, tiếng nói sang sảng. Ông có tài áp phục thú dữ, có lần ông Tăng Chủ một mình cầm mác rượt… cọp, khi đánh con cọp bất tỉnh, ông không giết mà lại thả cọp về rừng, từ đó, con cọp cũng “tu” và không dám bén mảng tới khu dân ở.

Năm 1911, người ta thấy xuất hiện tại sườn Núi Cấm một thảo am và một đạo sĩ lực lưỡng, khoác áo tràng đen, chân đất, đầu búi tóc, ngày hai buổi ngồi thiền nhưng đêm đêm vẫn mài gươm luyện võ, người này xưng danh là Bảy Do. Lâu dần, người người kéo về quy phục rất đông. Đạo sĩ Bảy Do cho dựng lên một ngôi chùa lớn, lấy tên là Nam Cực Đường. Chỉ trong một thời gian ngắn, Nam Cực Đường thu phục hàng ngàn đệ tử. Cụ Bảy Do vốn là người yêu nước và Nam Cực Đường đã trở thành tổng hành dinh của một tổ chức kháng chiến chống Pháp.

Sau này, Pháp gài mật thám giả làm bổn đạo. Năm 1917, Pháp đem quân bao vây Nam Cực Đường, đạo sĩ Bảy Do bị bắt cùng với hơn chục môn đệ. Ông bị kết án và giam tại khám lớn Sài Gòn, rồi bị phát lãng tại Côn Lôn. Đạo sĩ Bảy Do đã cắn lưỡi tử tiết vào năm 1926, khi đó ông mới 45 tuổi.

“Kị mã” leo đỉnh Cấm Sơn

Trên đỉnh Thiên Cấm Sơn có ngôi chùa Phật Lớn nổi tiếng linh thiêng, ngày thường phật tử khắp nơi về lễ lạt rất đông. Đường từ chân lên đỉnh Thiên Cấm Sơn có thể nói là con đường “chông gai” nhất miền Tây, đồi dốc không chỉ thoai thoải mà hầu hết là dựng đứng, không ít đá hộc chắn ngang đường.

Từ ngày xưa, khách hành hương lên chùa Phật Lớn phải đi mất 2 ngày, ngày đi, ngày về. Chỉ có người trong vùng mới dám chạy xe, người lạ không tài nào dám chạy xe lên xuống Núi Cấm. Sau này, không biết ai nghĩ ra loại xe ôm leo núi, thế là ngày nay dưới chân Núi Cấm có một đội ngũ hơn 100 chiếc xe ôm thường trực, có người vui miệng gọi đây là đội quân “kị mã” Núi Cấm.

Đường từ chân lên tới đỉnh Núi Cấm đi đường xe hết khoảng 10 cây số nhưng các bác tài “hét” giá 60 đến 70 nghìn. Giá cả “đắt đỏ” như thế nhưng khách vẫn gọi xe ôm đông nườm nượp, vì thế rất nhiều đàn ông dưới chân Núi Cấm đều ra làm xe ôm. Một ngày, mỗi bác tài chỉ cần một khách cũng kiếm được hơn 50 nghìn.

Lâu dần, khách càng đông cánh xe ôm càng nhiều, tranh giành khách diễn ra như cơm bữa dưới chân núi linh thiêng. Thế là, cánh xe ôm “chân chính” tập hợp nhau lại để thành lập hẳn một… nghiệp đoàn xe ôm. Vài chục người rồi lên đến hàng trăm người được điều chuyển, hoạt động như một hợp tác xã. Đến lượt ai người đó xuất bến, và phải có giấy của lãnh đạo nghiệp đoàn. Đây có lẽ là một nghiệp đoàn xe ôm kỳ lạ nhất nước ta.

Hỏi về các vị đạo sĩ, giới xe ôm Núi Cấm có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ. Anh xe ôm tên Ba chở chúng tôi leo đỉnh Thiên Cấm Sơn quả quyết rằng, hiện giờ, đạo sĩ trên đỉnh Cấm Sơn chỉ còn lại duy nhất một người: ông Ba Lưới, những người còn lại hầu hết là từ nơi khác đến, không thì cũng chỉ là mạo danh đạo sĩ để làm những chuyện “thương thiên hại lý”. Anh khuyên chúng tôi, nếu muốn biết tường tận về các đạo sĩ, phải gặp cho được đạo sĩ Ba Lưới.

Vị đạo sĩ cuối cùng và nỗi buồn nhân thế

Đạo sĩ Ba Lưới ngồi trước mặt chúng tôi trong căn nhà gỗ nhỏ chênh vênh bên suối, một cụ già râu tóc bạc phơ, mặc áo nâu sồng, đầu quấn khăn rằn, 88 tuổi nhưng đôi mắt vị đạo sĩ già này vẫn còn tinh anh lắm.–PageBreak–

Ông tên thật là Nguyễn Văn Y, quê gốc Chợ Mới, An Giang. 22 tuổi, mộ danh những đạo sĩ trên đỉnh Cấm Sơn, ông bỏ quê lên núi tầm sư học đạo.

Ông kể, ông không nhớ chính xác mình đặt chân lên đỉnh Núi Cấm vào năm nào, khoảng năm 1945, ngày ấy đường lên đỉnh Núi Cấm chỉ là những đường mòn trơn trượt, cây to che phủ tứ bề, rừng rậm đến nỗi không một ánh nắng lọt xuống. Rừng xanh thăm thẳm, chim kêu, vượn hú nghe đến rợn người, ông Ba Lưới kể rằng, hồi đó, người yếu bóng vía thường không dám bước chân đến vạt rừng quanh Núi Cấm.

Ngày đầu trên đỉnh Núi Cấm, chưa tìm được nơi ở của các vị đạo sĩ chân tu, ông tự hái trái rừng, đào hang để ở và tự tu luyện một mình. Lần hồi ông mới tìm đến những thảo am của những vị đạo sĩ khác. Thời gian này trên đỉnh Núi Cấm rất đông đạo sĩ tu luyện. Hầu hết họ đều ở trong hang núi, họa hoằn lắm mới có người cất thảo am để tu luyện, phần đông trong số đó là theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Tây An sáng lập lên, ông Ba Lưới sau này cũng theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ông còn làm quản sự một ngôi chùa trên đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Chúng tôi hỏi ông, nghe đồn ông từng hạ rắn hổ mây, ông cười hiền hậu rồi kể rằng, ngày mới lên Thiên Cấm Sơn, rắn rết nhiều vô kể. Một hôm ông đi kiếm củi về, đột nhiên thấy một con hổ mây đen thui, dài có đến bốn mét vắt ngang thân cây. Nghe tiếng đạp lá rắc rắc, con rắn khổng lồ ngóc đầu dậy lao về phía ông.

Ông Ba Lưới nhẹ nhàng thoát miếng đớp của con rắn, bình tĩnh nhìn hướng di chuyển của nó, ông lấy sức bình sinh giáng thật mạnh một đòn gánh chí mạng vào cổ rắn. Con rắn này sau khi chết, ông đâu dám ăn thịt, ông hì hục đào một cái hố lớn và… chôn cất tử tế. Đây là con rắn lớn nhất mà ông từng được chạm mặt. Ông bảo cuộc đời tu luyện của ông trên đỉnh Núi Cấm này gặp hàng chục con rắn khổng lồ. 

Nhưng người đời truyền tụng, giữ sự kính trọng đối với các vị đạo sĩ Thất Sơn không phải từ những câu chuyện mang tính truyền thuyết ấy, đạo sĩ Thất Sơn ai cũng có tài bốc thuốc cứu người, nhiều đạo sĩ như ông Ba Lưới có mặt trên đỉnh Cấm Sơn cũng vì lẽ đó.

Theo lời ông Ba Lưới, lúc ngọn Núi Cấm này còn hoang vu, cây rừng là nguồn thảo dược vô cùng phong phú, người ta đã từng gọi nơi đây là “kho thuốc” Bảy Núi. Cuộc đời ông Ba Lưới gắn liền với núi rừng, tháng nào ông cũng bỏ ra vài ngày, lặn lội khắp các hang sâu, núi thẳm tìm cho được những cây thuốc quý về trị bệnh cứu người. Nhiều thầy thuốc và những người sống bằng nghề bốc thuốc ở vùng Bảy Núi – An Giang đều coi ông là bậc tiền bối về nghề hái thuốc, ông đã đặt chân lên khắp vùng Thất Sơn, từ núi Két, núi Cô Tô, núi Tượng, núi Dài cho đến đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Ông Ba Lưới nhớ có lần, người ta khiêng lên cho ông một người bệnh thập tử nhất sinh, người này bệnh viện đã trả về vì hết khả năng cứu chữa, người nhà năn nỉ quá, cái tâm người thầy thuốc khiến ông không thể chối từ. Bệnh viện đã trả về thì bệnh nặng khỏi nói.

“Có bệnh thì vái tứ phương”, người nhà bệnh nhân phải thuê người khiêng từ chân núi lên, bệnh nhân đến tay ông chỉ còn thoi thóp, bắt mạch, ông biết người bệnh này chỉ còn một tia hy vọng sống sót. Ông đã bỏ ba ngày, ba đêm để mày mò tìm bệnh, sau đó là những phương thuốc đặc biệt nhất để cứu chữa, túc trực từng phút bên người bệnh, lúc người bệnh hồng hào trở lại cũng là lúc sức già khiến ông mệt mỏi rã rời.

Khi ra về, bệnh nhân và người nhà đã lạy lục cảm cái ơn tái sinh của ông, ông chỉ bảo, số người bệnh chưa tận, chưa thể nào chết được. Nói rồi ông phẩy tay đi vào trong, không nhận bất cứ một đồng nào của gia đình bệnh nhân.

Quanh Núi Cấm, người dân đánh nhau u đầu bể trán, sốt rét hay đau khớp, ung thư, viêm thần kinh, tứ chứng nan y đều tìm đến ông. Ông chỉ rầu một nỗi, từ năm 1980 đến nay, cư dân vùng Bảy Núi và người tứ xứ kéo lên Cấm Sơn phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản bừa bãi khiến cho nhiều loại dược liệu quý hiếm cứ mai một dần. Bây giờ, muốn kiếm được một cây thuốc quý để cứu người, đạo sĩ Ba Lưới phải cơm đùm, cơm nắm, lặn lội vào tận rừng sâu, cực khổ không kém những người đi ngậm ngải tìm trầm.

Lại thêm, bây giờ các thầy thuốc đông, tây y cũng kéo đến khu vực Thất Sơn để tìm dược liệu ngày một đông đúc. Ngày xưa, khi ông tìm được một cây dược liệu quý, ông phải quỳ xuống khấn vái chư thần, coi cây nào nhổ được, không thì dưỡng; không nhổ hết, bứng trọn gốc như mấy thầy lang bây giờ. Biết nếu không giữ, kho dược liệu quý này sớm muộn sẽ cạn kiệt, mấy năm trước, ông bỏ không ít thời gian ra để sưu tầm chúng về rồi trồng và chăm sóc trong mảnh vườn nhà, giờ nhà ông cũng lưu giữ đến vài trăm loại dược liệu quý hiếm.  

Hơn 10 năm trước, muốn có người kế nghiệp, đạo sĩ Ba Lưới đã “mở cửa” nhận môn đồ dạy võ, dạy nghề bốc thuốc cứu người, nhưng một thời gian dài, ông không thể tìm ra chân truyền, phần đông môn sinh của ông chỉ chăm chăm học võ, khoe mẽ, cậy võ làm càn, ông chán nản đóng cửa bế môn.

Nguồn tham khảo

Công An Nhân Dân Online | https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Huyen-thoai-That-Son-va-vi-dao-si-cuoi-cung-i37890/